Nên thường xuyên kiểm tra huyết áp

Chỉ số huyết áp của người bình thường là bao nhiêu?

Nếu thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhịp tim nhanh bất thường,… bạn có thể đang gặp vấn đề về huyết áp.  Biết được chỉ số huyết áp của người bình thường là bao nhiêu, sẽ giúp bạn đưa ra được chuẩn đoán mình bị huyết áp cao hay thấp để sớm có biện pháp xử lý. 

Nên thường xuyên kiểm tra huyết áp
Nên thường xuyên kiểm tra huyết áp

Huyết áp của người bình thường là bao nhiêu 

  1. Huyết áp là gì và các chỉ số huyết áp

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.”

Dựa vào chỉ số huyết áp sẽ đánh giá được huyết áp có bình thường không, cao hay thấp và từ đó chuẩn được những vấn đề về sức khỏe, bệnh tật. 

Các chỉ số để đánh giá huyết áp đó là:

  • Đơn vị của huyết áp là mmHg. 
  • Huyết áp tâm thu hay còn gọi là chỉ số trên, huyết áp tối đa  tức là áp lực lên động mạch của máu khi tim co bóp. Chỉ số bình thường sẽ dao động từ 90 mmHg đến 139 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương hay chỉ số dưới, huyết áp tối thiểu tức là áp lực của máu lên động mạch khi tim giãn ra giữa hai lần đập.Chỉ số bình thường sẽ dao động từ 60 mmHg đến 89 mmHg.
  1. Huyết áp của người bình thường là bao nhiêu

Huyết áp được đo theo tỷ lệ giữa huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương. Huyết áp của người bình thường là dưới 120/60 mmHg và trên 90/60 mmHg cho thấy cơ thể họ đang khỏe mạnh và ổn định. Nếu huyết áp của bạn không nằm trong khoảng trên thì cần đi khám để có hiểu thêm về tình trạng sức khỏe của mình.

Huyết áp người bình thường là bao nhiêu
Huyết áp người bình thường là bao nhiêu

Tuy nhiên huyết áp cũng thay đổi theo độ tuổi. Dưới đây các chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi khác nhau để mọi người có thể tham khảo.

  • Từ 6-14 tuổi huyết áp bình thường là 105/70 mmHg
  • Từ 15-19 tuổi là 117/77 mmHg
  • Từ 20- 24 tuổi là 120/79 mmHg
  • Từ 25-29 tuổi là 121/80 mmHg
  • Từ 30-34 tuổi là 122/81 mmHg
  • Từ 35- 39 tuổi là 123/82 mmHg
  • Từ 40-44 tuổi là 125/83 mmHg
  • Từ 45-49 tuổi là 127/64 mmHg
  • từ 50-54 tuổi là 129/85 mmHg
  • từ 55-59 tuổi là 131/86 mmHg
  • Từ 60-64 tuổi là 134/67 mmHg

Khi đo huyết áp xong thì hãy đối chiếu kết quả của mình theo thông tin trên để biết tình hình huyết áp của mình như thế nào.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp 

  1. Yếu tố bên trong cơ thể
  • Nhịp tim càng nhanh thì huyết áp càng cao và ngược lại. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim như: Tuyến thượng thận hoạt động mạnh, nồng độ ion canxi, hệ thần kinh giao cảm bị kích thích.
Nhịp tim là yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Nhịp tim là yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
  • Các mạch máu bị hẹp do xơ cứng, xơ vỡ làm dòng máu tăng. 
  • Lượng máu di chuyển trong cơ thể. Máu di chuyển nhanh thì tim đập nhanh dẫn đến tăng huyết áp và ngược lại.
  • Một số bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu dẫn đến huyết áp thay đổi. Nếu những ai đang mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim, các vấn đề về tuyến giáp,, tuyến thượng thận, tuyến yên, hay các bệnh viêm nhiễm thì nên thường xuyên đo huyết áp.
  1. Yếu tố bên ngoài cơ thể

Các yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng đến huyết áp. Dưới đây là một số yếu tố để giúp các bạn có thể hiểu hơn và tránh xa.

  • Ăn các loại thức ăn nhiều giàu mỡ, thức ăn nhanh hay các loại đồ ăn không đủ dưỡng chất cũng sẽ ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Uống rượu, bia, thuốc lá các chất kích thích quá nhiều làm cho nhịp tim tăng lên dẫn đến huyết áp tăng đột ngột.
  • Ăn muối không đúng liều lượng. Nếu ăn muối quá nhiều thì sẽ dẫn đến huyết áp tăng, còn ăn quá nhiều thì sẽ bị tụt huyết áp. Vì muối tác động đến quá trình giữ nước và lưu lượng tuần hoàn trong cơ thể. Cho nên nếu bạn đang bị huyết áp thì hãy ăn muối theo liều lượng quy định của bác sĩ.
Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến huyết áp
Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến huyết áp
  • Căng thẳng, mệt mỏi. Khi cơ thể căng thẳng sẽ tiết ra loại hormone như hormon tuyến thượng thận, hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến huyết áp Cho nên khi căng thẳng hãy tìm cách thư giãn và thay đổi bằng lối sống tích cực như đi du lịch, xem phim, trò chuyện với bạn bè nhiều hơn.
  • Tác dụng phụ của thuốc như các thuốc co mạch hay thuốc kháng viêm.
  • Thức đêm quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình lưu thông máu. Bởi huyết áp ban ngày thường cao hơn huyết áp ban đêm.. Huyết áp thấp nhất vào lúc 1-3h sáng. Do nên thức đêm nhiều làm huyết áp liên tục bị thay đổi.
  • Vận động quá sức. Khi cơ thể vận động quá sức và lượng nước chưa bổ sung kịp thời dẫn đến nhịp tim tăng nhanh, làm huyết áp tăng đột ngột. Chính vì vậy hãy vận động vừa sức, phù hợp với cơ thể của mình và liên tục uống nước.

Giải đáp câu hỏi “Huyết áp của người bình thường là bao nhiêu?” Cũng như biết được các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp sẽ giúp người đang gặp vấn đề về huyết áp sớm có phương pháp cải thiện phù hợp.

banner haubienob

Siêu ưu đãi tháng 06

Xin vui lòng điền đầy đủ thông tin đặt hàng vào bảng phía dưới, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Tổng đài tư vấn & CSKH Hàu Biển OB - (+84)967.384.300

(hoặc xem "Hướng dẫn mua hàng" tại đây)




    0967.384.300
    Điểm bán gần bạn