HPV là một căn bệnh lây truyền thông qua đường tình dục và biện pháp phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả nhất chính là tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh HPV. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc quan hệ rồi có tiêm hpv được không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
Không phải phụ nữ nào cũng có đầy đủ kiến thức về tình dục an toàn hay hiểu biết về các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HPV. Vì vậy, nhiều người ngỡ ngàng khi biết được sự nguy hiểm của căn bệnh này và lo lắng không biết “quan hệ rồi có tiêm hpv được không?”.
Virus HPV là gì?
HPV là loại virus gây u nhú ở người và chúng ta có thể sẽ nhiễm virus HPV mà không có bất kỳ một dấu hiệu hay triệu chứng nào. Virus HPV chủ yếu lây qua đường tình dục khi tiếp xúc da với da, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo hay hậu môn của người bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, virus HPV còn có thể lây truyền qua một số đường khác như qua các dụng cụ y tế, đồ lót… bị nhiễm virus. HPV còn có thể được truyền dọc từ mẹ sang con và gây ra căn bệnh đa bướu gai đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Hiện nay cũng chưa có thuốc đặc trị loại virus HPV gây ra ung thư cổ tử cung. Cho đến nay, biện pháp tiêm vắc xin vẫn là hiệu quả nhất để phụ nữ có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh này.
Vắc xin HPV là phương pháp hiệu quả nhất giúp chị em phòng ngừa căn bệnh này
Vắc-xin HPV được xem là an toàn và có thể mang lại hiệu quả cao, giúp bảo vệ phụ nữ tránh những căn bệnh liên quan tới virus HPV typ 16 và 18. Đây là hai typ chủ yếu, là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Đặc điểm của bệnh ung thư là nếu để lâu càng khó chữa trị. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo các trẻ em gái từ 9 tuổi trở lên nên tiêm ngừa virus này để được bảo vệ trước khi có nguy cơ nhiễm loại virus HPV.
Quan hệ rồi có tiêm HPV được không?
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ và có tỷ lệ tử vong vô cùng cao và và hiện nay cũng chưa có thuốc để đặc trị. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, bác sĩ đã khuyến cáo chị em phụ nữ nên thực hiện biện pháp tiêm phòng vắc xin HPV để phòng tránh căn bệnh này.
Bên cạnh đó, tiêm ngừa HPV còn có khả năng phòng được nhiều bệnh do virus này gây ra như sùi mào gà, u nhú đường sinh dục, ung thư âm đạo,…
“Quan hệ rồi có tiêm HPV được không?”. Câu trả lời là có! Các kết quả cho thấy, hiệu quả của vắc xin HPV đạt tối đa cho những nữ giới trong độ tuổi từ 9 tới 26 tuổi và chưa từng quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hoàn toàn tiêm vắc xin HPV khi bạn đã quan hệ. Tuy nhiên, trong trường hợp này hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao bằng khi chưa quan hệ.
Một lưu ý đó là trước khi tiêm phòng vắc xin này bạn cần xét nghiệm HPV để biết mình có bị nhiễm HPV hay không? Nếu đang nhiễm HPV, sẽ không thể tiêm phòng vì sẽ là tăng nồng độ virus trong cơ thể, nếu đã điều trị khỏi HPV, vẫn có thể tiêm phòng nhưng lúc này hiệu quả vắc xin sẽ không đạt như khi chưa phơi nhiễm.
Cũng giống như nhiều loại vắc xin khác, tiêm phòng vắc xin HPV dù là cách tốt nhất giúp phòng tránh bệnh. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc sẽ loại bỏ được 100% nguy cơ phơi nhiễm với virus.
Những lưu ý khi tiêm phòng vắc xin HPV
Vắc xin HPV có hai loại đó là Gardasil và Cervarix. Gardasil là loại vắc xin của Mỹ, giúp ngăn ngừa virus HPV tuýp 6, 11, 16, 18, bên cạnh đó còn giúp phòng các bệnh mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo.
Cervarix là vắc xin của Bỉ giúp ngăn ngừa virus 16, 18 và chỉ có tác dụng duy nhất là phòng bệnh ung thư cổ tử cung.
Tiêm vắc xin HPV là biện pháp tốt nhất giúp phụ nữ phòng ngừa ung thư cổ tử cung và nhiều căn bệnh khác.
Những loại vắc xin trên đều có những tác dụng phòng bệnh nhất định. Do đó, khi tiêm ngừa HPV, bạn cần phải lưu ý rằng, việc tiêm phòng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ loại bỏ khả năng 100% phơi nhiễm với virus và mắc bệnh lây qua đường tình dục khác. Do đó, bạn cần phải có biện pháp để quan hệ tình dục một cách an toàn để, giúp bạn hạn chế khả năng nhiễm virus HPV và các căn bệnh xã hội hiểm khác.
Hơn nữa, việc sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục còn giúp phụ nữ ngăn ngừa khả năng mang thai khi bạn đang ở trong quá trình tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được hiệu quả của việc tiêm vắc xin và bảo vệ an toàn sức khỏe cho bạn.
Bên cạnh đó bạn đã tiêm phòng HPV nhưng hàng năm vẫn cần phải làm các xét nghiệm PAP-Smear định kỳ để giúp bạn tầm soát ung thư cổ tử cung.
Đồng thời, bạn cần phải tiêm đúng và đủ 3 mũi theo lịch trình tiêm phòng, trong thời gian quy định để có thể phát huy tối đa hiệu quả của vắc xin. Nếu bạn bỏ ngang việc tiêm khi chưa hoàn thành mũi cuối cùng thì việc tiêm phòng của bạn có thể tiến hành lại ngay từ đầu nếu thời gian bạn tiêm không quá 2 năm.
Trường hợp trong quá trình tiêm phòng nhưng bạn mang thai thì báo ngay với bác sĩ đồng thời hoãn lịch tiêm cho tới khi sinh xong.
Nếu sau tiêm, vị trí đâm kim bị sưng, đỏ và đau thì không dùng khoai tây hoặc chườm nóng để xử lý. Nếu như bạn bị nôn ói, đau đầu, nổi mẩn đỏ, mề đay, đau bụng, đau đầu… thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Cùng những lưu ý khi tiêm vắc xin phòng HPV. Nếu có thêm bất cứ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới bài viết để được giải đáp.
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Chữa rối loạn cương dương bằng trứng gà – Sự thật hay lời đồn?
Tin được không chữa rối loạn cương dương bằng rau diếp cá?
Chữa rối loạn cương dương bằng thuốc Đông y có thực sự mang lại hiệu quả?
Tự khắc phục rối loạn cương dương tại nhà hiệu quả với 4 mẹo cực kỳ đơn giản
Cảnh báo chứng rối loạn cương dương ở người trẻ