Tất cả chúng ta đều biết, dạ dày là cơ quan đảm nhiệm công việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, để vận chuyển và tiêu hóa thức ăn được dễ dàng cần đến chất nhầy dịch vị. Vậy chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì? Vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Dịch vị dạ dày là gì?
Để tiêu hóa được các loại thức ăn đưa vào trong cơ thể, tuyến vị đã tiết ra 1 loại hỗn hợp được gọi dịch vị dạ dày. Mỗi ngày dạ dày có thể tiết ra trung bình từ 1 đến 2,5 lít dịch vị.
Thành phần chính trong dịch vụ là: enzyme pepsin và acid chlorhydric (HCl) và tồn tại ở dạng chất lỏng hơi sánh, không màu. Trong đó, acid chlorhydric trong dịch vị tồn tại ở 2 dạng là: kết hợp và tự do. Loại acid có nhiệm vụ chống lại các vi sinh vật gây nhiễm trùng để dạ dày tiêu hóa thức ăn thuận lợi. Enzyme pepsin trong dịch vụ có nhiệm vụ tiêu hóa các loại protein và biến chúng thành các chuỗi peptide không phân nhánh, dài liên tục và dễ tiêu hủy hơn.
Đặc tính của dịch vị dạ dày
Đặc biệt, trong dịch vị có 1 loại chất nhầy. Chất nhầy này bao bọc lên lớp niêm mạc của dạ dày và thức ăn. Để biết chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì trước tiên các bạn cần nắm rõ đặc tính của dịch vị.
-
Về màu sắc
Thông thường dịch vị dạ dày trong suốt, không màu. Nếu dịch vị có màu khác có nghĩa dạ dày đang gặp trục trặc và cần phải tiến hành xét nghiệm sinh hóa để biết chính xác. Giả sử: dịch vị màu nâu đen có thể do sự bất thường của mật. Dịch vị màu đỏ có thể do bị chấn thương, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày, giãn tĩnh mạch,…
-
Về mùi
Dịch vị có mùi hơi hăng. Nếu dịch vị có mùi khác với mùi hăng đó là biểu hiện của bệnh đường tiêu hóa. Ví dụ: dịch vị mùi hôi và chua khả năng cơ thể bị hẹp môn vị. Dịch vị có mùi giống phân khả năng cao dạ dày bị rò hoặc ruột bị tắc. Trường hợp dịch vị không mùi là dạ dày vô toan.
-
Thể tích
Mỗi giờ nhịn đói tuyến vị dạ dày tiết ra khoảng 50ml dịch vị. Trong trường hợp dịch vị chạm ngưỡng 250ml/giờ khả năng cao cơ thể đã mắc phải chứng hẹp môn vị hoặc tăng tiết dịch dạ dày.
-
Độ nhầy
Bản chất của dịch vị là nhầy và nhớt bởi trong thành phần dịch vị có chất nhầy. Độ nhầy dịch vị ở 1 mức nhất định. Độ nhầy có thể tăng lên do viêm dạ dày, đờm mũi di chuyển xuống dạ dày hoặc nuốt nước bọt.
Các giai đoạn bài tiết dịch vị dạ dày
Để hiểu rõ hơn về chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì chúng ta cùng xem dịch vị được tiết ra qua những giai đoạn nào nhé.
Giai đoạn đầu: Khi cơ thể đang nhịn đói, thức ăn chưa được đưa vào dạ dày. Dịch vị vẫn được tiết ra thông qua các kích thích từ hoạt động như: ngửi, nhìn, nghĩ, nhai, nuốt. Thức ăn càng đẹp, mùi thơm hấp dẫn thì dịch vị càng được kích thích ra nhiều hơn. Dịch vị nhiều sẽ tiêu hóa thức ăn nhanh chóng và dễ dàng. Ở giai đoạn này dịch vị được tiết ra do phản xạ có điều kiện và không điều kiện. Vì vậy tâm lý ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình bài tiết dịch vị ở giai đoạn đầu.
Giai đoạn 2 (thức ăn đã vào trong dạ dày): Khi thức ăn đã vào trong dạ dày, dịch vị hòa lẫn cùng thức ăn. Lúc này dạ dày giống như 1 chiếc máy trộn, co bóp để nhào trộn dịch vị và thức ăn vớ nhau để tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, dạ dày cũng sẽ gửi đi tín hiệu đến bộ phận phản xạ bài tiết gastrin và histamin. Chúng sẽ giúp cho dịch vị được bài tiết liên tục khi thức ăn ở trong dạ dày. Dịch vị được tiết ra ở giai đoạn này chiếm 70%.
Giai đoạn 3 (thức ăn xuống ruột): Trong giai đoạn này thức ăn đã được tiêu hóa hết và đẩy cuống phần ruột non. Lúc này tá tràng bị căng lên. Acid clohydric và các thức ăn không tiêu hóa chưa được hấp thu hết cũng được đẩy xuống và các tuyến vị tiếp tục bài tiết dịch vị. Ở giai đoạn này dịch vị bài tiết ra khá ít và chỉ chiếm khoảng 10% dịch vị cho cả quá trình.
Phân loại dịch vị
Nắm rõ các loại dịch vị sẽ giúp các bạn hiểu rõ chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì. Đa số dịch vị được tiết ra và nằm ở 2 vùng là đáy và thân của dạ dày. Tùy theo loại dịch được tiết ra từ các tuyến này mà dịch vị được chia thành 2 nhóm chính:
- Tuyến vùng thận: Là tuyến đảm nhiệm vai trò tiêu hóa chính trong dạ dày với 4 tế bào chính gồm: tế bào chính (tiết ra 1 dạng tiền lipase và enzyme được gọi là pepsinogen), tế bào viền (tiết ra Acid clohydric (HCl) kết hợp pepsinogen và chuyển hóa thành enzym Pepsin), tế bào cổ tuyến (tiết ra chất nhầy có nhiệm vụ bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày không bị Acid ăn mòn) và tế bào nội tiết (tiết ra hormone gastrin có vai trò kích thích tuyến vị hoạt động).
- Tuyến tâm vị và hậu môn: Bài viết chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày.
Bên cạnh đó, niêm mạc của dạ dày còn tiết ra 1 ít chất nhầy và HCO3-. Qua đây có thể thấy dịch vị thành phần nước là chủ yếu chiếm tới 99,5%. 0,5% còn lại các các chất hữu cơ, vô cơ và enzyme.
Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì?
Để tiêu hóa được thức ăn dễ dàng, dạ dày tiết ra dịch vị và trong dịch vị có các men tiêu hóa. Quá trình sản sinh các acid này diễn ra từ khi trẻ mới sinh và khi lên 2 đạt được tỉ lệ bằng người trường thành. Bên cạnh quá trình tiêu hóa, phân hủy thức ăn, các loại acid trong dạ này có thể làm tổn thương, bào mòn lớp niêm mạc nếu tiếp xúc trực tiếp.
Vậy chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì? Đó chính là bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày để chúng không bị các loại acid, men tiêu hóa bào mòn và làm tổn thương. Bản chất của chất nhầy dịch vị là mucopolysaccarid và glycoprotein có tính kiềm. Nhờ tính kiếm này nên chất nhầy giống như màng bọc bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày khỏi tác động của các loại acid và men tiêu hóa.
Ở điều kiện bình thường khi HCl, pepsin và chất nhầy được bài tiết 1 cách cân bằng thì lớp niêm mạc dạ dày không bị ảnh hưởng và chịu bất kỳ tổn thương nào. Tuy nhiên, nếu chất nhầy bài tiết ít sẽ khiến cho niêm mạc bị bào mòn và thức ăn khó tiêu hóa hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, tá tràng.
Ngoài chức năng bảo vệ niêm mạc của dạ dày, chất nhầy dịch vị còn có nhiệm vụ bao bọc thức ăn để chúng di chuyển dễ dàng hơn trong hệ tiêu hóa.
Nắm rõ chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì rất quan trọng. Nó sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và phòng tránh các bệnh về dạ dày. Vì vậy khi cảm thấy bụng khó chịu, đau, tiêu hóa kém các bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị sớm.
cải thiện chất lượng tinh trùng với hàu biển ob
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Chữa rối loạn cương dương bằng trứng gà – Sự thật hay lời đồn?
Tin được không chữa rối loạn cương dương bằng rau diếp cá?
Chữa rối loạn cương dương bằng thuốc Đông y có thực sự mang lại hiệu quả?
Tự khắc phục rối loạn cương dương tại nhà hiệu quả với 4 mẹo cực kỳ đơn giản