Môi trường sống ô nhiễm, dư lượng hóa chất độc hại trong thực phẩm, áp lực công việc, suy giảm chức năng sinh lý… dẫn đến không thể có con. Vô sinh nam là căn bệnh đang xuất hiện ngày càng phổ biến, cướp đi hạnh phúc trọn vẹn của rất nhiều cặp vợ chồng trong xã hội hiện đại.
Vô sinh là bệnh lý có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới. Mặc dù các nghiên cứu khoa học đã nhận định rằng, phụ nữ dễ bị vô sinh hơn so với nam giới (tức là có nhiều vấn đề trong cuộc sống khiến phụ nữ khó sinh con hơn). Tuy nhiên, không thể vì thế mà xem nhẹ tình trạng vô sinh ở nam giới
Vậy, vô sinh nam giới là gì? Cách nhận biết vô sinh nam như thế nào? Quy trình thăm khám và điều trị ra sao? Sau đây là các thông tin mà bạn cần tìm hiểu trước khi tới thăm khám vô sinh, hiếm muộn tại bệnh viện hoặc phòng khám:
Những điều cần biết về vô sinh nói chung và vô sinh nam nói riêng
Vô sinh là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vô sinh là hiện tượng mất hoặc thiếu khả năng sinh con. Có khoảng 10 – 15% các cặp vợ chồng mong muốn có con trên thế giới không may gặp phải tình trạng này.
Một người bị xác định là vô sinh khi: Sau một năm chung sống với vợ/chồng, quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà vẫn không thể thụ thai.
Có hai dạng vô sinh:
- Vô sinh nguyên phát (Vô sinh I): Trong tiền sử người bị vô sinh chưa có con lần nào
- Vô sinh thứ phát (Vô sinh II): Trong tiền sử đã từng có con hoặc mang thai, nhưng sau đó 1 năm trở lên muốn có con tiếp mà không được.
Vô sinh I hay II đều có thể xảy ra ở cả người vợ hoặc người chồng
Vô sinh nam là gì?
Vô sinh nam là tình trạng một người đàn ông không thể làm cho phụ nữ thụ thai. Thường là cơ thể họ không thể sản xuất đủ lượng tinh trùng (tinh trùng loãng), hoặc tinh trùng yếu nên không thể thụ tinh với trứng để hình thành bào thai.
Nguyên nhân vô sinh ở nam giới
Có một số nguyên nhân vô sinh ở nam giới, có thể kể đến như sau:
Do rối loạn trong quá trình sản xuất tinh trùng:
- Thiếu hormone nam testosterone dẫn đến giảm khả năng sản sinh tinh trùng, tinh trùng yếu.
- Tinh trùng dị dạng, không có tinh trùng, tình trùng ít ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh cho trứng.
Do rối loạn các chức năng tình dục: Rối loạn xuất tinh (xuất tinh sớm, không thể xuất tinh, xuất tinh ngược dòng), rối loạn cương dương (không thể cương cứng hoặc cương cứng nhưng xìu nhanh)… cũng có thể là nguyên nhân gây vô sinh nam giới.
Do dị tật ở cơ quan sinh dục: Tắc ống dẫn tinh hoặc mào tinh, xơ hóa, lỗ niệu đạo không đúng chỗ, tinh hoàn không xuống bìu mà vẫn nằm ở ổ bụng, không có tinh hoàn…
Do các nguyên nhân khác: Các bệnh lý như béo phì, ung thư, suy dinh dưỡng, bệnh tự miễn dịch, giãn tĩnh mạch; nghiện các chất kích thích như ma túy, rượu bia; và những tác động bên ngoài như áp lực công việc, môi trường sống ô nhiễm, nhiệt độ… cũng là những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.
Cách nhận biết vô sinh nam
Nếu có một trong các biểu hiện dưới đây, nam giới rất có thể đã bị vô sinh, cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay tức thì:
- Không có khả năng thụ thai
- Gặp vấn đề với các chức năng tình dục: Không thể cương cứng, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục…
- Sưng, đau hoặc xuất hiện khối u ở khu vực tinh hoàn mà không phải do chấn thương bên ngoài gây ra.
- Lông trên cơ thể ít đi, hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường về nhiễm sắc thể và nội tiết tố.
- Số lượng tinh trùng thấp hơn so với bình thường.
Các bước thăm khám vô sinh nam tại bệnh viện
Các thông tin chung cần khai báo với:
- Nghề nghiệp (Thông tin này khá quan trọng, vì rất có thể đặc thù công việc cũng chính là nguyên nhân khiến nam giới bị vô sinh).
- Thói quen sinh hoạt: Giờ giấc đi ngủ, làm việc, uống rượu, hút thuốc…
- Tình trạng sinh sản trước đây, và thời gian vô sinh.
- Số lần giao hợp vợ chồng mỗi tuần.
- Các tình trạng bệnh lý đã mắc trước đây (bệnh lây truyền qua đường tình dục, quai bị, bệnh lý nội khoa, ngoại khoa…)
Các thông tin về vô sinh nam cần khai báo với:
- Các bất thường trong tinh dịch đồ
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Suy tinh hoàn
- Tắc ống dẫn tinh
- Các yếu tố bẩm sinh mắc phải, rối loạn xuất tinh, rối loạn cương dương…
Thăm khám lâm sàng:
- Khám tổng thể
- Khám dương vật, tinh hoàn, mào tinh.
- Khám phát hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh.
- Xét nghiệm kiểm tra viêm nhiễm
- Kiểm tra các dị tật ở bộ phận sinh dục.
Các xét nghiệm cần tiến hành:
Xét nghiệm tinh dịch đồ
Mục tiêu: nhằm đánh giá sơ bộ về khả năng sinh sản của người chồng.
Lưu ý: Kiêng quan hệ tình dục từ 2 – 5 ngày trước khi làm xét nghiệm.
Một số khái niệm cần biết khi xem kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ:
- Normo-zoospermia: Tinh dịch đồ bình thường
- Azzospermia: Không có tinh trùng trong tinh dịch
- Oligo-zoospermia: Số lượng tinh trùng ít
- Astheno-zoospermia: Tinh trùng yếu
- Terato-zoospermia: Tinh trùng dị dạng
- Oligo-Astheno-Teratozoospermia (OAT): Tinh trùng vừa ít, vừa yếu, vừa dị dạng
Xét nghiệm nội tiết nếu tinh dịch đồ bất thường.
Một số khái niệm cần biết khi xem kết quả xét nghiệm nội tiết:
- FSH, LH, Testoterone thấp: suy sinh dục.
- FSH >20IU/ml, LH tang cao, testosterone thấp hoặc bình thường: suy tinh hoàn
- PRL cao: u tuyến yên.
Siêu âm
- Siêu âm trực tràng để chẩn đoán tắc ống dẫn tinh.
- Siêu âm bìu để xác định liệu có khối u ở bìu không và có thể xác định được giãn tĩnh mạch tinh nhẹ.
Chọc mào tinh (PESA) và sinh thiết tinh hoàn (TESE)
Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân có kích thước tinh hoàn và nồng độ FSH bình thường nhưng lại không có tinh trùng.
Chương trình tích điểm đổi hàng – Mua 6 tặng 1
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Chữa rối loạn cương dương bằng trứng gà – Sự thật hay lời đồn?
Tin được không chữa rối loạn cương dương bằng rau diếp cá?
Chữa rối loạn cương dương bằng thuốc Đông y có thực sự mang lại hiệu quả?
Tự khắc phục rối loạn cương dương tại nhà hiệu quả với 4 mẹo cực kỳ đơn giản