Để tăng cường đề kháng và miễn dịch cơ thể ngoài bổ sung các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh hàng ngày để cải thiện sức khỏe tốt nhất, phòng chống bệnh tật hiệu quả.
Cách tăng cường đề kháng và miễn dịch cơ thể
Có 5 cách để tăng cường đề kháng và miễn dịch cơ thể:
-
Chăm sóc sức khỏe đường ruột
Hệ vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch. Theo như nghiên cứu, có tới 70-80% tế bào miễn dịch của con người có trong ruột.
Theo đó, sự biến đổi của các vi sinh vật này có thể dẫn đến rối loạn điều hòa miễn dịch, nguyên nhân dẫn đến bệnh tật.
Lời khuyên: Một chế độ ăn giàu chất xơ thực vật và nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu dường như giúp tăng trưởng và duy trì các vi khuẩn có lợi.
- Thực phẩm probiotic chứa vi khuẩn sống có lợi bao gồm: kefir, sữa chua, rau lên men, dưa cải bắp, tempeh, kombucha, kim chi và miso.
- Thực phẩm prebiotic có chứa chất xơ và oligosaccharide bao gồm: tỏi, hành tây, tỏi tây, măng tây, atisô Jerusalem, bồ công anh, chuối và rong biển.
2. Bổ sung đầy đủ vitamin
Vitamin là một trong những hoạt chất quan trọng, rất cần thiết để giúp hệ miễn dịch hoạt động ổn định. Tế bào miễn dịch là một số tế bào phân chia nhanh nhất trong cơ thể, và chúng cần rất nhiều vitamin để tái tạo và hoạt động bình thường. Trong đó:
- Vitamin D: Một trong những vitamin quan trọng nhất liên quan đến sức khỏe miễn dịch. Bạn có thể bổ sung đủ vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ăn các thực phẩm giàu vitamin D.
- Vitamin A: Một dạng vitamin A có hoạt tính sinh học là axit retinoic. Chất này có trong chế độ ăn uống và có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống miễn dịch. Thực phẩm nhiều vitamin A bao gồm: trứng, sữa, ớt chuông, rau súp lơ,…
- Vitamin E: Được biết đến với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, Vitamin E cũng đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm. Với Vitamin E bạn có thể bổ sung bằng viên uống, hay nguồn tự nhiên đều được.
3. Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân ngăn cản phản ứng miễn dịch hoạt động diễn ra trong cơ thể bằng cách giải phóng hormone cortisol. Sau khi Cortisol can thiệp vào tế bào T (một loại tế bào miễn dịch) sẽ làm giảm tiết kháng thể IGA trong ruột và đường hô hấp, là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh. Việc kiểm soát căng thẳng có thể giúp ngăn ngừa sự phá vỡ nhiễm sắc thể có thể dẫn đến ung thư và lão hóa sớm.
Lời khuyên: Có nhiều cách để quản lý căng thẳng như thiền, tập thể dục, yoga…
Ngay cả 15-20 phút tập thể dục buổi sáng 3-4 ngày một tuần cũng có thể giữ cho tâm trí của bạn luôn ổn định và giúp bạn thoải mái hơn trước những vấn đề căng thẳng trong ngày.
4.Thêm tỏi trong thực đơn hàng ngày
Tỏi là trung tâm của một loại thuốc kháng sinh tự nhiên phổ rộng và tăng cường hệ miễn dịch. Hãy bổ sung tỏi vào thực đơn hàng ngày vì sức nóng của nó giúp tiêu diệt các hoạt chất một cách hiệu quả.
5. Sử dụng thực phẩm chức năng
Nếu bạn là một người bận bịu, chưa thể hoàn hảo trong lối sống, ăn uống lành mạnh thì có thể sử dụng thực phẩm chức năng như một giải pháp hữu hiệu để dung nạp các hoạt chất có lợi làm tăng cường khả năng miễn dịch. Các thực phẩm chức năng giàu kẽm như Hàu Biển OB không chỉ có giúp tăng cường sinh lý mà cũng hỗ trợ tích cực cho việc đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh.
6 Thói quen tăng cường đề kháng và miễn dịch cơ thể
-
Ngủ đủ giấc
Hãy tập cho mình thói quen ngủ đủ giấc, bởi giấc ngủ có liên quan mật thiết đến hệ thống miễn dịch. Sau một ngày dài hoạt động, một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể sản xuất melatonin, giúp ức chế lượng estrogen và tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, hãy đảm bảo ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi ngày để tràn đầy năng lượng cho ngày hôm sau.
Nếu bạn bị mất ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ, hãy tìm hiểu những bí quyết để có một giấc ngủ ngon càng sớm càng tốt để giữ cho đầu óc tỉnh táo và cơ thể khỏe mạnh.
-
Thói quen tập luyện thể thao
Tập thể dục thường xuyên có thể thúc đẩy bài tiết mồ hôi, tăng tốc độ trao đổi chất và tăng cường hệ thống miễn dịch. Bằng việc mỗi ngày thực hiện vận động nhẹ nhàng như đi bộ nhanh 30 phút hoặc đi xe đạp cũng có thể giúp giải phóng hormone endorphin giúp giảm đau, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và tăng cường miễn dịch.
-
Bổ sung nhiều thực phẩm thực vật trong bữa ăn hơn
Các loại thực phẩm thực vật như trái cây, rau, quả hạch, hạt và các loại đậu rất giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh có hại. Các chất chống oxy hóa trong các thực phẩm này giúp giảm viêm bằng cách chống lại các hợp chất không ổn định (các gốc tự do) gây viêm khi chúng tích tụ ở mức độ cao trong cơ thể. Được biết, viêm mãn tính có liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe, bao gồm bệnh tim, Alzheimer và một số bệnh ung thư.
Đồng thời, chất xơ trong thực phẩm thực vật rất tốt cho đường ruột và góp phần vào cộng đồng vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột. Hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giúp ngăn ngừa các mầm bệnh có hại xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, trái cây và rau quả rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin C, có thể làm giảm thời gian bị cảm lạnh.
4. Ăn nhiều chất béo lành mạnh hơn
Có rất nhiều thực phẩm cung cấp chất béo lành mạnh như: dầu ô liu, cá hồi. Được biết, các chất béo lành mạnh có thể tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh bằng cách giảm viêm. Trong khi tình trạng viêm mãn tính có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Theo nhiều chuyên gia cho biết, dầu ô liu có khả năng chống viêm cao. Đặc biệt, loại chất béo không lành mạnh này có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường loại 2. Ngoài ra, đặc tính chống viêm của chất béo lành mạnh này có thể giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và vi rút gây bệnh.Ngoài ra, Cá hồi và hạt chia cũng là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào, giúp kháng viêm.
5. Hạn chế đường – Cách tăng cường đề kháng và miễn dịch cơ thể
Nghiên cứu mới cho thấy đường bổ sung và carbohydrate tinh chế có thể góp phần đáng kể vào việc thừa cân và béo phì. Theo một nghiên cứu quan sát trên khoảng 1.000 người, những người béo phì tiêm vắc xin cúm có nguy cơ mắc bệnh cúm cao hơn gấp đôi so với người bình thường.
Ngoài ra, Hạn chế ăn đường có thể giảm viêm và giúp giảm cân. Điều này làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
Lời khuyên: Bạn nên cố gắng hạn chế lượng đường ăn vào dưới 5% lượng calo hàng ngày. Đối với một người ăn theo chế độ 2.000 calo, đó là khoảng 2 muỗng canh (25 gam) đường.
6.Giữ đủ nước cho cơ thể
Bổ sung đủ nước tránh mất nước rất quan trọng đối với cơ thể, sức khỏe tổng thể. Mất nước có thể gây đau đầu và cản trở các chức năng của cơ thể. Đồng thời làm giảm khả năng tập trung, tiêu hóa cũng như chức năng tim và thận. Những biến chứng này có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh. Để ngăn ngừa mất nước, bạn nên uống đủ 2-4 lít nước mỗi ngày.
Tổng hợp 16 loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng
Bên cạnh những thói quen, cách tăng cường đề kháng và miễn dịch cơ thể kê trên, thì trong bữa ăn hàng ngày, việc để ý bổ sung các thực phẩm sau đây cũng giúp bạn phòng bệnh hiệu quả:
- Trái cây họ cam quýt
- Ớt chuông đỏ
- Bông cải xanh
- Gừng
- Cải bó xôi
- Hạnh nhân
- Hạt hướng dương
- Củ nghệ
- Trà xanh
- Đu đủ
- Kiwi
- Khoai lang
- Socola đen
- Gia cầm
- Hải sản
- Dầu cá
Trên đây là tổng hợp các cách, thói quen tăng cường đề kháng và miễn dịch cơ thể một cách tự nhiên. Hy vọng rằng những lời khuyên trên giúp bạn hiểu hơn về thói quen sống lành mạnh hàng ngày.
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Chữa rối loạn cương dương bằng trứng gà – Sự thật hay lời đồn?
Tin được không chữa rối loạn cương dương bằng rau diếp cá?
Chữa rối loạn cương dương bằng thuốc Đông y có thực sự mang lại hiệu quả?
Tự khắc phục rối loạn cương dương tại nhà hiệu quả với 4 mẹo cực kỳ đơn giản
Cảnh báo chứng rối loạn cương dương ở người trẻ