Giảo cổ lam một dược liệu quý trong y học được sánh ngang với Nhân Sâm. Tuy nhiên có nhiều nam giới băn khoăn uống giảo cổ lam liệu có gây yếu sinh lý và ảnh hưởng đến khả năng làm cha hay không.
Nguồn gốc, thành phần, tác dụng dược lý của giảo cổ lam
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, là một loài thảo mộc, thân leo. Cây thường mọc ở độ cao khoảng 200 đến 2.000 m, trong các rừng thưa và ẩm, khí hậu lạnh. Giảo cổ lam có 3 loại chính là: giảo cổ lam 3 lá, 5 lá và 7 lá.
Giảo cổ lam được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước châu Á khác. Ở Việt Nam, Giảo cổ lam được tìm thấy nhiều ở vùng núi Fansipan (Lào Cai).
Nguồn gốc giảo cổ lam
Trong sách cổ Trung Quốc – “Nông cống toàn thư hạch chú” – năm 1693 có ghi Giảo cổ lam được vua chúa sử dụng trong việc tăng sức khoẻ, làm đẹp cho các cung phi, kéo dài tuổi thọ. Người Trung quốc còn ưu ái đặt tên cho loại thảo mộc này là “cỏ trường thọ” hay “trường sinh thảo”.
Năm 1976, khi nghiên cứu một bộ lạc có tuổi thọ trung bình 98 tuổi, sống trên núi, người Nhật phát hiện người dân bộ tộc này thường xuyên uống trà được làm từ Giảo cổ lam. Và ở Nhật bản, nó được biết đến với tên là “phúc ẩm thảo”.
Ngoài các tên gọi này, Giảo cổ lam cũng được biết đến với một số tên gọi khác như ngũ diệp sâm, thất diệp đảm, nhân sâm phương nam….
Ở Việt Nam, năm 1997, GS Phạm Thanh Kỳ (Nguyên hiệu trưởng trường ĐH Y Dược Hà Nội) cùng các cộng sự đã phát hiện quần thể Giảo cổ lam trên núi Fansipan (Lào Cai) và thực hiện nhiều nghiên cứu giải mã tác dụng dược lý của dược liệu này.
Thành phần giảo cổ lam
Hàng trăm công trình nghiên cứu của Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… đã chứng minh Giảo cổ lam chứa những thành phần, hợp chất mang lại tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ.
Flavonoid và saponin
Là hai thành phần chính của Giảo cổ lam, có cấu trúc tương tự trong Nhân sâm. Thậm chí thành phần Saponin ở Giảo cổ lam 7 lá còn nhiều gấp 3-4 lần Nhân sâm.
Saponin có tác dụng điều chỉnh hoạt động sinh học của enzyme trong tế bào, chống oxy hoá, chống viêm, chống đột biến, phòng ngừa ung thư.
Flavonoid là hợp chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa phản ứng oxy hoá, đồng thời rất cần thiết cho quá trình hấp thụ Vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Vitamin và khoáng chất:
Selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho… trong giảo cổ lam là những khoáng chất hữu ích cho cơ thể.
Selen: Một trong những khoáng chất vi lượng cần thiết với cơ thể, tham gia vào việc cấu tạo nên các enzyme và chống lại gốc tự do.
Kẽm: Hoạt chất sinh học tham gia vào hoạt động của gần 300 enzyme, giúp cơ thể tăng cường chuyển hoá dưỡng chất. Kẽm kích thích sự phát triển các tế bào lympho B và lympho B, giữ vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng.
Sắt: Tái tạo hồng cầu, có tác dụng trong tổng hợp hemoglobin (chất vận chuyển oxy) và myoglobin (chất dự trữ oxy), giúp khí huyết lưu thông, thải độc và chống ngộ độc, tham gia vào một số enzyme miễn dịch.
Công dụng giảo cổ lam
- Làm giảm mỡ máu, giảm béo, ngăn ngừa nguy cơ tai biến
- Ổn định đường huyết, ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp
- Chống viêm, kháng khuẩn, giảm nhiễm trùng
- Ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển của khối u
- Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng
- Chống oxy hoá, ngăn ngừa gốc tự do, làm chậm quá trình lão hoá
- Giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Tăng sức bền, tăng năng lượng cho cơ thể
Giảo cổ lam sử dụng cho đối tượng nào?
Giảo cổ lam nhìn chung rất lành tính, có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, vì vậy, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng, ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Những đối tượng nên sử dụng:
- Người bị bệnh về mỡ máu
- Người bị bệnh huyết áp, tim mạch
- Người bị tiểu đường tuýp 2
- Người béo phì, muốn giảm cân
- Người bị thiểu năng tuần hoàn não, parkinson
- Người thường xuyên bị stress, căng thẳng đầu óc, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ
- Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não
- Người mắc bệnh ung thư hoặc phát hiện có khối u trong người
- Người muốn tăng sức đề kháng
Tác dụng phụ của giảo cổ lam
Mặc dù rất tốt cho sức khoẻ, phòng chống bệnh tật nhưng sử dụng giảo cổ lam không đúng cách, sử dụng quá nhiều cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Những tác dụng phụ người dùng có thể gặp phải và lưu ý khi sử dụng
- Mất ngủ, khó ngủ: Không nên sử dụng giảo cổ lam trước khi ngủ, bởi nó có thể kích thích thần kinh, tăng hưng phấn. Tốt nhất là nên dùng vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, có thể làm đầu óc tỉnh táo, tăng hiệu quả làm việc hơn.
- Hạ huyết áp: Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp, nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ khiến huyết áp tụt đột ngột, có thể gây hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Vì vậy, người huyết áp thấp không nên sử dụng giảo cổ lam.
- Đầy bụng: Giảo cổ lam thường được dùng để làm trà, nhưng trà để qua đêm sẽ bị biến chất nên có thể gây đau bụng, đầy bụng.
Uống giảo cổ lam có gây yếu sinh lý?
Một số nam giới có ý định sử dụng loại cỏ trường sinh này nhưng lại băn khoăn bởi một vài thông tin cho rằng uống giảo cổ lam gây yếu sinh lý. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào cho thấy, giảo cổ lam gây ảnh hưởng tới “bản lĩnh” nam giới hay gây vô sinh cả.
Trái lại, theo nhiều nghiên cứu và các công dụng như đã nói trên, giảo cổ lam còn giúp tăng khả năng hưng phấn, tăng cường năng lượng, kéo dài tuổi thọ con người, tốt cho sức khỏe nền tảng của nam giới.
Các hợp chất saponin tương tự như ở nhân sâm có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, nhờ đó, máu được vận chuyển đến bộ phận sinh dục và duy trì được tình trạng cương dương lâu hơn.
Kẽm giúp tổng hợp hormone sinh dục testosterone ở nam giới, tăng cường ham muốn. Sắt, selen cũng là yếu tố quan trọng trong việc nuôi dưỡng tinh trùng khoẻ mạnh, tăng cường “bản lĩnh” giường chiếu, khả năng làm cha của quý ông.
Vì vậy, đối với sức khoẻ nói chung hay sức khoẻ sinh lý nói riêng, giảo cổ lam không những không gây ảnh hưởng mà còn đến những lợi ích tuyệt vời.
Chương trình tích điểm đổi hàng – Mua 6 tặng 1
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Chữa rối loạn cương dương bằng trứng gà – Sự thật hay lời đồn?
Tin được không chữa rối loạn cương dương bằng rau diếp cá?
Chữa rối loạn cương dương bằng thuốc Đông y có thực sự mang lại hiệu quả?
Tự khắc phục rối loạn cương dương tại nhà hiệu quả với 4 mẹo cực kỳ đơn giản