Nam giới khi gặp các vấn đề về sinh lý, thường nghe mọi người đồn thổi cách điều trị bằng gừng đen. Vậy nhưng, loại nguyên liệu này không chỉ quý hiếm mà còn rất dễ bị nhầm lẫn, đánh tráo khái niệm và dễ bị làm giả để trục lợi. Vậy thực sự gừng đen có tác dụng gì, đặc biệt là trong chuyện gối chăn của phái mạnh. Làm sao để tìm kiếm được gừng đen xịn xò thực sự? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé.
Nhận diện chính xác về gừng đen
Nói đến củ gừng, chắc chắn ai cũng biết. Tuy nhiên, gừng đen thì chắc chắn rất nhiều người chưa từng nhìn thấy, chứ đừng nói đến việc được nếm thử để cảm nhận rõ mùi vị. Chính bởi vậy nên nhiều người mới có sự nhầm lẫn về loại cây này cũng như hiệu quả thực sự và công dụng của gừng đen.
Gừng đen là cây gì?
Vì đặc tính quý hiếm, lại thêm ngoại hình có phần tương đồng nên lâu nay vẫn có rất nhiều sự nhầm lẫn về cây gừng đen ở 2 điểm:
- Rất nhiều các thông tin cho rằng, gừng đen còn có tên gọi khác là nga truật, ngải tím. Nhưng thực chất đây là tên gọi khác của nghệ đen.
- Một số người lại nói, gừng đen chính là tam thất rừng. Lại tiếp tục sai lầm vì củ tam thất rừng là 1 giống loài hoàn toàn riêng biệt.
Vậy chính xác gừng đen là gì? Đây là tên gọi chung của 1 nhóm các loại khác nhau thuộc chi Gừng đen. Về cơ bản, đây là loại cây thân thảo thuộc họ gừng, lá cao và to khoảng 0,3m đến 0,5m. Lá non có thể dùng để khử mùi tanh, đặc biệt là dùng để kho cá. Hoa của cây gừng đen khi trưởng thành sẽ có màu trắng, màu tím hoặc màu vàng tươi. Củ gừng đen bên ngoài có màu nâu giống với các củ gừng bình thường nhưng bên trong có màu tím đậm và mùi thơm rất đặc trưng. Trước đây, gừng đen thường được tìm thấy ở vùng núi cao, nhưng hiện nay đã được nhân giống và trồng ở đồng bằng để phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh cũng như sử dụng của người dân.
Phân biệt chính xác các loại gừng đen
Thực tế, ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều giống gừng đen với đặc điểm về ngoại hình, dưỡng chất khác nhau nên tác dụng của gừng đen cũng sẽ khác nhau.
Hiện tại có 2 nhóm gừng đen phổ biến:
- Nhóm 1: Gừng đen Kaempferia parviflora, hay còn được gọi với tên tiếng Việt là cây ngải đen.
Loại gừng này vô cùng quý hiếm, có giá trị dược liệu vô cùng cao và được bán với giá khá đắt đỏ, trung bình từ 400 – 500.000 VNĐ/kg. Loại cây này được tìm thấy ở Thái Lan và được mệnh danh là “nhân sâm Thái Lan”. Có rất nhiều câu chuyện, truyền thuyết về loài cây này, nhưng theo nhiều tài liệu, cây này có ở Việt Nam là do người Trung Quốc mang sang để làm phép và điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh về ung thư.
Loại cây này chỉ mọc ở vùng núi cao, chiều cao của cây khoảng 40cm. Mỗi cây có 1 củ chính và vài củ nhánh, màu tím sậm (không phải tím nhạt). Đây cũng là giống cây được nghiên cứu rộng rãi về việc gừng đen có tác dụng gì, công dụng chữa bệnh ra sao, dùng cho những đối tượng nào,…
- Nhóm 2: Gừng đen được phát hiện ở Việt Nam
Tại một số vùng ở Việt Nam cũng phát hiện ra 4 loài thuộc chi gừng đen với đặc điểm về ngoại hình khác nhau.
- Cây gừng đen, tên gọi khoa học là Distichochlamys citrea. Đây là loại điển hình, đặc trưng nhất của chi gừng đen, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1995 ở Thừa Thiên Huế. Lá có màu xanh, hoa có màu vàng và nụ hoa thường có vệt đỏ ở giữa, củ gừng có màu tím đen, thường được trồng để làm thuốc và lấy tinh dầu. Loại gừng đen này phân bổ nhiều nhất ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, Bạch Mã và Cúc Phương.
- Gừng đen khía đỏ, tên khoa học là Distichochlamys rubrostriata. Đây là loại gừng phổ biến ở miền Bắc, nhiều nhất là ở Vườn Quốc Gia Cúc Phương – Ninh Bình. Đặc điểm: tán lá màu xanh nhạt, hoa màu vàng tươi và khi đến mùa, hoa sẽ nở liên tục trong vài tuần.
- Gừng đen Distichochlamys benenica được phát hiện ra ở VQG Bến Én – Thanh Hóa vào tháng 4 năm 2011. Điểm nổi bật của loại gừng này là các lá xếp sít lại với nhau, ở phần giữa gốc có 1 dải màu hồng.
- Gừng đen Orlow, hoặc gừng đen lá tím, tên khoa học là Distichochlamys orlowii. Đây là loại gừng đen cây thân thảo lâu năm, có bẹ lá ôm lấy phần thân ở gốc. Mặt trên của lá màu xanh, có gân nổi rất rõ, mặt dưới lá màu tím than, mặt trên của cuống lá có lông mịn. Hoa màu vàng tươi, to chừng 3,5cm, mọc ở nách lá và thường sẽ có từ 8 – 10 hoa, khi ngửi sẽ có mùi rất thơm. Công dụng của gừng đen Orlow chủ yếu là cung cấp tinh dầu, phân bố nhiều ở Vườn Quốc Gia Pù Mát và một số vùng đất ở Gia Lai.
Hiện nay, các nghiên cứu về những loại gừng đen ở Việt Nam tương đối ít, chủ yếu là gừng đen của Thái Lan. Vì thế, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi cũng chỉ đề cập đến tác dụng của gừng đen Thái Lan. Tuy nhiên, các bạn cũng nên hiểu rõ từng loại gừng đen để thuận tiện hơn trong việc mua bán và sử dụng, tránh “tiền mất” và chất lượng thì không đúng yêu cầu.
Gừng đen có tác dụng gì?
Từ xa xưa, người Thái Lan đã sử dụng gừng đen ngâm rượu để điều trị các bệnh như tăng cường sinh lý cho nam giới, dị ứng, tiêu chảy, tiểu đường, loét dạ dày, hen suyễn.
Theo Đông y Việt Nam, gừng đen có vị cay, ấm, nóng và có tác dụng phá huyết hành khí rất hiệu quả nên thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như đầy bụng, trướng bụng, máu đông, khí huyết ngưng trệ,…
Theo y học hiện đại, rất nhiều các nghiên cứu trên động vật và con người đã khẳng định công dụng của gừng đen với sức khỏe con người. Một trong số đó là nghiên cứu của Đại học bang Georgia (Mỹ), thực hiện thí nghiệm dùng gừng đen trên chuột và cho được kết quả là: Kích thước của khối u tuyến tiền liệt đã được giảm tới 56%.
Qua đó, có thể tổng kết những tác dụng chính của gừng đen như sau:
Tác dụng tăng cường sinh lý nam
Lưu thông máu kém chính là 1 trong những nguyên nhân khiến nam giới yếu sinh lý, rối loạn cương dương, “cậu nhỏ” không thể cương cứng hoặc cương cứng trong thời gian ngắn, chưa đủ để thỏa mãn trong mỗi lần giao hoan. Khi sử dụng gừng đen, nhờ tác dụng kích thích lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu sẽ giúp nam giới khắc phục các biểu hiện yếu sinh lý, đời sống tình dục thăng hoa, viên mãn hơn. Đặc biệt, việc sử dụng gừng đen không hề gây ra tác dụng phụ, rất an toàn và hiệu quả.
Thực tế, đây không phải tác dụng gì mới lạ của gừng đen. Từ xa xưa, người Trung Quốc đã sử dụng gừng đen để điều trị các bệnh về rối loạn chức năng tình dục cho nam giới.
Tác dụng với sức khỏe
- Tăng cường miễn dịch: Gừng đen giúp tạo hệ miễn dịch để cơ thể chống lại vi khuẩn, vi trùng, tăng cường khả năng chống oxy hóa.
- Điều trị bệnh: Nếu bị mắc 1 số bệnh như tiểu đường, mỡ máu, sỏi thận, viêm nhiễm, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn, dị ứng,…có thể sắc nước gừng đen để uống, giúp tiêu bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
- Ngăn ngừa ung thư và sự phát triển của các tế bào ung thư: Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể để chống ung thư cũng như ngăn ngừa tối đa những tổn thương do ung thư gây ra.
- Chữa các vết thương: Những vết thương dễ bị nhiễm trùng hoặc những vết mụn nhọt, có mủ, có máu độc, dùng gừng đen để đắp lên sẽ giúp vết thương nhanh lành và nhanh lên da non.
- Giảm đau nhức xương khớp: Với tác dụng lưu thông máu tốt, hãy dùng gừng đen để xoa bóp lên vùng bị đau để giảm đau tốt nhất.
Công dụng khác của gừng đen
Ngoài những tác dụng chính trên, gừng đen còn có 1 số tác dụng khác như:
- Giảm cân, giảm mỡ thừa
- Điều trị tình trạng kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị trầm cảm, mất trí nhớ, bệnh Alzheimer
- Điều trị bệnh gút, dị ứng, viêm loét dạ dày
Lưu ý khi sử dụng gừng đen
Vẫn biết củ gừng đen là loại dược liệu đa tác dụng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngoài việc hiểu rõ gừng đen có tác dụng gì, cần lưu ý những vấn đề sau trong quá trình sử dụng:
- Không được lạm dụng: Thực tế, gừng đen rất an toàn, hầu như ít tác dụng phụ. Nhưng nếu quá lạm dụng, dùng liên tục với liều lượng quá nhiều sẽ dẫn đến 1 số phản ứng phụ như tim đập nhanh, không đều, rối loạn nhịp tim, đổ mồ hôi, rối loạn tiêu hóa. Vì thế, hãy sử dụng với liều lượng phù hợp theo đúng hướng dẫn.
- Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, người đang chuẩn bị phẫu thuật hoặc người đang sử dụng các loại thuốc điều trị đông máu
- Người bị dị ứng với gừng cần cân nhắc kỹ khi sử dụng
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo về công dụng của gừng đen, không khuyến khích các bạn tự ý sử dụng. Tốt nhất nên hỏi trước ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Ngoài sử dụng trực tiếp gừng đen, khách hàng có thể tham khảo các sản phẩm có chứa gừng đen đã trải qua quá trình tinh chế bài bản bằng công nghệ hiện đại để sử dụng dễ dàng và tốt hơn.
cải thiện chất lượng tinh trùng với hàu biển ob
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Chữa rối loạn cương dương bằng trứng gà – Sự thật hay lời đồn?
Tin được không chữa rối loạn cương dương bằng rau diếp cá?
Chữa rối loạn cương dương bằng thuốc Đông y có thực sự mang lại hiệu quả?
Tự khắc phục rối loạn cương dương tại nhà hiệu quả với 4 mẹo cực kỳ đơn giản