Viêm đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ hơn là nam giới. Triệu chứng bệnh khá dễ nhận biết cho nên bạn cần tìm hiểu điều trị sớm để tránh những biến chứng nặng nề lên bàng quan, thận và nặng hơn là máu. Vậy viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì để điều trị hiệu quả?.
Bệnh bị gây ra bởi vi khuẩn cho nên sẽ được điều trị bằng một số nhóm thuốc kháng sinh được nêu dưới đây.
Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ
Viêm đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm khuẩn đường tiết niệu chính là sự xâm nhập của vi khuẩn vào các bộ phận, vị trí khác nhau của đường tiết niệu. Khi đó, vi khuẩn sẽ sinh sôi và có trong nước tiểu của người bị nhiễm. Tình trạng bệnh này thường gặp nhiều ở nữ giới, nguyên nhân có thể do uống không đủ nước hoặc quan hệ tình dục chưa đúng cách.
Người ta sẽ phân chia bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu dựa trên vị trí viêm, đặc điểm và biến chứng có thể gây ra. Cụ thể sẽ bao gồm hai loại như sau:
- Viêm đường tiết niệu trên: sẽ bao gồm các bệnh như viêm thận, viêm bể thận, áp xe thận, thận ứ mủ, viêm thận ngược chiều.
- Viêm đường tiết niệu dưới: bao gồm viêm niệu đạo và viêm bàng quang.
Khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu sẽ có các biểu hiện có thể nhận thấy đó là sự thay đổi bất thường về vấn đề đi tiểu. Cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần tiểu ít và có cảm giác đau rát, nước tiểu màu đục và có thể có mùi hôi. Nặng hơn thì sẽ đi tiểu ra máu cùng các đơn đau phần bụng dưới, xuất hiện tình trạng nóng sốt, cơ thể mệt mỏi.
Khi điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì?
Viêm đường tiết niệu là một loại bệnh gây ra bởi mầm mống vi khuẩn, vì thế để diệt hết chúng thì chúng ta phải sử dụng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, có rất nhiều loại kháng sinh khác nhau có thể điều trị bệnh, liều lượng cách sử dụng cũng sẽ hoàn toàn khác. Vì thế, cần có sự thăm khám và chỉ định liều lượng sử dụng thuốc của bác sĩ để sử dụng.
Dưới đây là những nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng khi điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ.
1. Nhóm Beta Lactam dùng điều trị viêm đường tiết niệu
Beta Lactam là nhóm kháng được được sử dụng nhiều cho hầu hết mọi đối tượng, trong đó là trẻ em, phụ nữ có bầu và người già. Bởi tính chất của loại kháng sinh này rất an toàn, không gây tác dụng phụ nguy hiểm. Một số loại kháng sinh thuộc nhóm Beta Lactam có thể sử dụng để điều trị viêm tiết niệu như sau:
- Penicillin G: đây là kháng sinh dạng lỏng, điều trị bằng cách hoặc uống. Liều lượng khi tiêm sẽ là 2 đến 5 triệu đơn vị và uống là 4 đến 5 triệu đơn vị trong ngày. Thời gian điều trị là 7-14 ngày.
- Ampicillin: kháng sinh nhóm Beta Lactam dạng viên, liều uống 2-6g/ngày trong vòng 7-14 ngày.
- Cloxacillin: uống 1-3g/ngày trong 7-14 ngày.
2. Nhóm cephalosporin điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ
Nhóm kháng sinh tiếp theo được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu đó chính là Cephalosporin. Đây là nhóm kháng sinh khá an toàn với cơ chế là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn làm con vi khuẩn chết dần. Một số thuốc thuốc nhóm kháng sinh này được dùng bao gồm:
- Cephaloridin: Liều lượng sử dụng là 2g/ngày chia 2-3 lần/ngày dùng trong 7-10 ngày.
- Cephapirin: Liều lượng sử dụng là 2g/ngày chia 2-3 lần/ngày dùng trong 7-10 ngày.
- Cephalexin (keflex): Liều lượng sử dụng là 2g/ngày chia 2-3 lần/ngày dùng trong 7-10 ngày.
3. Nhóm aminoglycosid – kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu
Nếu hai loại kháng sinh trên có phổ tác dụng rộng hơn thì kháng sinh nhóm Aminoglycosid lại chỉ tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn gram âm. Nhóm kháng sinh này có tác dụng gây độc cho thần kinh số 8 và thận nên đặc biệt lưu ý không dùng cho phụ nữ mang thai. Một số thuốc thuốc nhóm kháng sinh này được dùng bao gồm:
- Streptomycin: Điều trị tiêm bắp thịt 1-2g/ngày dùng trong 10-14 ngày.
- Kanamycin: Điều trị bắp thịt 1-2g/ngày dùng trong 10-14 ngày.
- Tobramycin (nebcin): Điều trị uống 3-5mg/kg/ngày dùng trong 7-10 ngày.
4. Nhóm kháng sinh Quinolon
Nhóm kháng sinh Quinolon cũng tạo tác dụng trên vi khuẩn gram âm. Khi tiếp xúc, Quinolon sẽ ngăn vi khuẩn không tổng hợp được ADN cho nên chúng sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên vì có những tác dụng phụ nguy hiểm cho nên được chỉ định không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú… Một số thuốc kháng sinh thuộc nhóm này được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu như:
- Ofloxacin: Liều uống 400-600mg/ngày dùng trong vòng 7 ngày.
- Ciprofloxacin: Liều uống 500mg đường uống 2 lần/ngày dùng trong 7 ngày
- Levofloxacin: Liều uống 750 mg đường uống 1 lần /ngày dùng trong 5 ngày
Xin lưu ý lại một lần nữa đó là mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng chữa bệnh tốt nhưng cần xem xét tình trạng bệnh lý và cơ thể người bệnh trước khi uống. Sử dụng kháng sinh cần có sử chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
Chương trình tích điểm đổi hàng – Mua 6 tặng 1
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Chữa rối loạn cương dương bằng trứng gà – Sự thật hay lời đồn?
Tin được không chữa rối loạn cương dương bằng rau diếp cá?
Chữa rối loạn cương dương bằng thuốc Đông y có thực sự mang lại hiệu quả?
Tự khắc phục rối loạn cương dương tại nhà hiệu quả với 4 mẹo cực kỳ đơn giản