Tiểu đường là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra các biến chứng như mù lòa, tai biến mạch máu não, suy thận, tim mạch,… Vì vậy, chỉ số tiểu đường là một trong những xét nghiệm quan trọng, nó giúp xác định các dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường, cũng như giúp người bệnh điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả. Vậy chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Mời bạn hãy cùng tìm hiểu ngay ở bài viết sau!
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?
Việc kiểm tra chỉ số tiểu đường là xét nghiệm vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc đái tháo đường. Đó là bởi chúng giúp phản ánh lượng đường huyết trong cơ thể cao hay thấp, ở mức cho phép hay nguy hiểm để bác sĩ dễ dàng đưa ra biện pháp điều trị kịp thời. Từ đó dễ dàng ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nếu kết quả xét nghiệm tiểu đường lúc đói (khoảng 8 giờ trước khi ăn) của bạn là 126 mg/dL (7 mmol/L) hoặc cao hơn, thì điều này chứng tỏ bạn bị tiểu đường. Lúc này đường huyết đang ở mức nguy hiểm, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nếu chỉ số đường huyết lúc đói của bạn từ 110-126 mg/dl (6,1-7 mmol/l), bạn có thể bị rối loạn đường huyết lúc đói, còn được gọi là thời kỳ tiền tiểu đường. Lúc này, bạn cũng nên đi khám càng sớm càng tốt để có những biện pháp hữu hiệu, giúp duy trì lượng đường huyết ổn định. Người ta ước tính rằng khoảng 40% những người bị tiền tiểu đường sẽ phát triển bệnh tiểu đường trong vòng 4-5 năm tới. Vì vậy, việc phát hiện sớm để có những biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả là vô cùng quan trọng giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau này.
Trong trường hợp đo lại đường huyết lúc đói, kết quả sau đo dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l). Khác với 2 kết quả có 2 chỉ số đường huyết ở 2 khoảng trên, bạn cũng nên mang kết quả của mình bác sĩ để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
Dấu hiệu cho thấy đường huyết cao
Sau khi đã xác định chỉ số tiểu đường cao bao nhiêu là nguy hiểm bạn cần hiểu rõ dấu hiệu đường huyết tăng cao để kịp thời ứng biến.
Có những dấu hiệu cảnh báo sớm rằng bạn đang ở mức đường huyết cao nguy hiểm gồm:
- Biểu hiện ban đầu là khát nước, uống nhiều nước hơn bình thường, khó tập trung, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, lừ đừ, sụt cân nhanh chóng.
- Lượng đường trong máu có thể tăng trong một số trường hợp nhất định: khi bạn ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc thức ăn nhanh, khi bạn căng thẳng, khi bạn bị ốm.
Bất kể nguyên nhân là gì, các triệu chứng và tình trạng này nếu như kéo dài rất có thể sẽ trở thành bệnh lý.
Đối tượng nguy hiểm cần lưu ý khi chỉ số đường huyết tăng cao?
Một số người có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu cao hơn bất kỳ ai khác. Hơn bao giờ hết, bạn cần theo dõi lượng đường trong máu của mình nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau:
Người có nguy cơ bị tiểu đường loại 1
Nếu ai đó trong gia đình bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1, nguy cơ của bạn sẽ tăng gấp đôi. Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường và Bệnh tiêu hóa, di truyền là một phần của căn bệnh này. Quỹ nghiên cứu bệnh tiểu đường vị thành niên cho thấy rằng chúng ta không thể làm gì để ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1. Rối loạn này thường bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc tuổi trưởng thành.
Người có nguy cơ bị tiểu đường loại 2
Ngoài các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 1, còn có các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2. Ví dụ:
- Người thừa cân – béo phì, ít vận động.
- Có một thành viên gia đình trực hệ bị tiểu đường loại 2.
- Trên 45 tuổi.
- Có huyết áp cao hoặc huyết áp cao hơn 140/90 mmHg.
- Bị rối loạn lipid máu.
Chỉ số đường huyết tăng cao phải làm sao?
Đối với người bị tiểu đường hoặc xét nghiệm có chỉ số đường huyết tăng cao hãy thực hiện một số biện pháp hạn chế sau:
-
Sử dụng insulin bổ sung
Chỉ số đường huyết cao cho biết hiện lượng insulin sử dụng quá ít hoặc không đúng cách. Theo đó, bạn cần phải đến bác sĩ và nghe theo hướng dẫn để sử dụng insulin đúng cách ngay khi đường huyết cao. Sau đó, bạn nên đo đường huyết sau khoảng 15-30 phút dùng insulin để chắc chắn rằng đường huyết đã hạ thấp.
-
Cân bằng lối sống
Người bệnh tiểu đường hay đái tháo đường không nhất thiết phải kiêng khem quá mức. Tuy nhiên để đảm bảo bệnh không có tiến triển nguy hiểm bạn cần lưu ý: thay thế thức ăn tinh bột bằng rau, chất xơ, rèn thói quen luyện tập thể dục, uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể,…
Lời khuyên dành cho người không mắc bệnh tiểu đường:
-
Uống nhiều nước hay ăn một bữa ăn nhẹ giàu protein
Các nghiên cứu cho thấy uống nhiều nước và ăn thức ăn giàu protein sẽ giúp pha loãng lượng đường trong máu. Nếu có máy đo chỉ số đường huyết thì bạn có thể đo ngay sau khi ăn để cảm thấy sự thay đổi.
-
Thay đổi lối sống
Hầu hết nguyên nhân của bệnh tật đều đến từ lối sống. Và người bệnh tiểu đường hay đái tháo đường cũng vậy. Để phòng bệnh hiệu quả, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực để loại bỏ năng lượng dư thừa trong cơ thể cũng như thúc đẩy quá trình thanh lọc cơ thể.
-
Tầm soát nguy cơ bị tiểu đường
Như đã đề cập ở trên, đái tháo đường type 1 là bệnh di truyền. Do vậy, bạn cần quan sát, theo dõi mình và người thân có bị tiểu đường hay không để phòng tránh sớm.
Trên đây là các tìm hiểu về chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm cũng như các giải pháp cho người bị bệnh tiểu đường giúp bạn phòng bệnh và cải thiện bệnh hiệu quả.
Chương trình tích điểm đổi hàng – Mua 6 tặng 1
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Chữa rối loạn cương dương bằng trứng gà – Sự thật hay lời đồn?
Tin được không chữa rối loạn cương dương bằng rau diếp cá?
Chữa rối loạn cương dương bằng thuốc Đông y có thực sự mang lại hiệu quả?
Tự khắc phục rối loạn cương dương tại nhà hiệu quả với 4 mẹo cực kỳ đơn giản