Người bị Covid có bị nhiễm lại không tiếp tục là vấn vấn đề cộng đồng quan tâm, sau những lo ngại về sự lây nhiễm, hiệu quả vắc xin hay di chứng hậu Covid-19 gây ra.
Với phương châm phủ vacxin trên diện rộng của Chính phủ và những cách làm cấp bách thời điểm bùng dịch, Covid-19 đã không còn đáng sợ như trước. Tuy vậy, sau khi nhiễm Covid-19 người bệnh có thể bị suy giảm hệ miễn dịch, hệ hô hấp và nguy cơ tái nhiễm rất cao.
Khả năng tái nhiễm Covid-19 của mỗi người là khác nhau
Việc mắc Covid-19 khi đã trở nên quá phổ biến thì tâm lý chủ quan, lơ là trong việc phòng chống dịch bệnh xuất hiện cũng thường xuyên hơn.
Một số người do đọc được một số thông tin trên mạng, khi nhiễm Covid-19 cho rằng mình có kháng thể cực mạnh. Thêm vào đó đã tiêm 3 mũi vacxin nhắc lại do đó không lo bị tái nhiễm.
Một người cho rằng, sau khi khỏi Covid-19 coi như cơ thể đã có kháng thể vì vậy sẽ không thể tái nhiễm, ít nhất trong vòng 3 tháng.
Tuy nhiên, trong thực tế suy nghĩ này không hoàn toàn đúng bởi có không ít những trường hợp tái mắc Covid-19 sau khi đã điều trị khỏi. Chỉ chưa đầy 1 tháng, số này tiếp tục bị tái nhiễm lần 2.
Biểu hiện của một số người mắc Covid-19 lần thứ 2, thứ 3 thường nhẹ hơn, không bị mất vị giác, vì vậy cũng khó phát hiện hơn lần đầu. Với nhiều người chủ quan, đây có thể nhầm tưởng là bệnh cúm mùa bình thường. Điều này rất nguy hiểm trong việc phòng chống bệnh dịch bởi có thể lây sang người già lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ.
Nguyên nhân cơ bản của việc tái nhiễm Covid-19
Theo nghiên cứu của các bác sĩ đầu ngành của Bộ Y tế, trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 thường gặp trong trường hợp người đã từng mắc một biến chủng này như Detal, sau đó lại bị lây nhiễm biến chủng mới như Omicron. Đối với những người đã nhiễm biến thể Omicron rồi thì rất khó và hiếm xảy ra nhiễm lại cùng một biến chủng trong thời gian ngắn.
Đánh giá giữa chủng Detal và Omicron có những đặc điểm khác nhau, cụ thể:
- Người đã bị nhiễm biến chủng Detal thì việc xảy ra mất mùi là cực kỳ phổ biến.
- Giai đoạn lây nhiễm bệnh sau từ 5 đến 6 ngày sẽ xuất hiện mất vị giác và phát bệnh sau đó, đây gọi là thời gian ủ bệnh.
- Trong giai đoạn này rất khó để test và phát hiện Covid-19.
Căn cứ vào sự khác nhau cơ bản như vậy, theo một chuỗi lây nhiễm từ nguồn bệnh ban đầu, nếu những ai trong chuỗi đều bị mất mùi thì rất có thể 80-90% sẽ bị nhiễm Omicron, biến thể được coi là “siêu lây nhiễm” ở giai đoạn trước đây.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM giải thích, việc tái nhiễm Covid-19 trong một thời gian ngắn xảy ra khá phổ biến ở không gian có nồng độ virus cao và có nhiều biến thể khác nhau. Mặc dù người nhiễm có thể mắc Omicron trước nhưng kháng thể của cơ thể sản sinh ra không đủ và hoàn toàn có khả năng mắc thêm biến chủng Delta.
Dù vậy, bác sĩ Khanh khuyên một số người tái mắc Covid-19 không nên quá hoang mang, lo lắng. Việc tái nhiễm dù là biến thể mới đa phần nhẹ hơn lần đầu tiên và hoàn toàn không nguy hiểm với người đã tiêm đủ vacxin phòng Covid-19.
Riêng đối với một số bệnh nhân có bệnh nền thì việc phòng chống dịch bệnh cần nghiêm ngặt và tuân thủ đúng các quy định về cách ly và bổ sung các vitamin tăng đề kháng cho cơ thể. Một số bệnh nhân có bệnh nền sẽ có nguy cơ trở nặng hơn khi bị tái nhiễm Covid-19.
Trở thành F0 có đáng ngại không và cần làm những gì?
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, với người tiêm đủ vacxin tỷ lệ chuyển nặng là rất ít nhưng hoàn toàn không nên chủ quan.
Nếu trở thành F0 hoặc đang trong diện F1, F2 bạn cần:
- Tuân thủ các khuyến cáo về cách ly dành cho F0 theo hướng dẫn của Bộ Y Tế
- Chuẩn bị tâm lý và một số dụng cụ, thuốc điều trị tại nhà như: máy đo SpO2 nồng độ oxy trong máu và nhiệt kế.
- Bổ sung nước và khoáng chất, ăn uống các thức ăn hỗ trợ tốt cho đề kháng cơ thể.
- Ghi lại toàn bộ các thông tin về việc khởi phát bệnh, dấu hiệu bệnh để có thể cung cấp cho bác sĩ điều trị khi cần.
- Giữ liên lạc với Trung tâm y tế xã, phường, thị trấn nơi mình sinh sống để luôn có được sự hỗ trợ cần thiết.
Như vậy, với câu hỏi người bị nhiễm covid có bị nhiễm lại không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể và việc phòng chống dịch đã trở nên phổ cập tại nhiều nơi. Mỗi cá nhân hoàn toàn có thể trở thành một bác sỹ tự theo dõi sức khỏe và điều trị tại nhà mang đến một tâm lý yên tâm hơn trước Covid-19.
Chương trình tích điểm đổi hàng – Mua 6 tặng 1
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Chữa rối loạn cương dương bằng trứng gà – Sự thật hay lời đồn?
Tin được không chữa rối loạn cương dương bằng rau diếp cá?
Chữa rối loạn cương dương bằng thuốc Đông y có thực sự mang lại hiệu quả?
Tự khắc phục rối loạn cương dương tại nhà hiệu quả với 4 mẹo cực kỳ đơn giản