Sốt xuất huyết là bệnh có tác dân do muỗi vằn có tên khoa học là Aedes aegypti lây truyền. Dù bệnh này không xa lạ gì với các quốc gia trên thế giới nhưng nó luôn ẩn chứa khả năng bùng lên thành dịch nhanh chóng. Triệu chứng mắc sốt xuất huyết thường có diễn biến nhanh và bộc lộ các triệu chứng điển hình từng giai đoạn của bệnh. Vậy, khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết? Bài viết sau đây sẽ mang đến những dấu hiệu tỏ tường hơn đến bạn đọc.
Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một căn bệnh xuất hiện và thường thấy ở các quốc gia trên thế giới, nơi có khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, độ ẩm trong không khí ở ngưỡng cao. Tại Việt Nam, môi trường của nước ta là điều kiện khá thích hợp để muỗi sinh sôi và phát triển, gây bệnh.
Những mùa mưa nhiều trong năm, nóng ẩm là điều kiện dễ nhất để lây lan nhanh và bùng phát thành dịch lớn. Mùa này, muỗi vằn sinh sản cực kỳ mạnh mẽ và nhanh chóng phát triển tại mỗi ngõ ngách nơi điều kiện vệ sinh, điều kiện sống không tốt.
Muỗi vằn Aedes aegypti được các nhà khoa học gọi là “phương tiện” trung gian để truyền bệnh Sốt xuất huyết do virus Dengue ký sinh trong cơ thể của muỗi vằn. Thông qua các vết đốt ngoài da, muỗi vằn sẽ truyền loại virus này trực tiếp cho con người. Những ai đã bị nhiễm bệnh thì cũng có khả năng lây lan ra cộng đồng thông qua không gian sống và các loài muỗi khác truyền tải virus.
Thời gian mắc sốt xuất huyết thông thường của con người?
Trước khi có những triệu chứng sốt xuất huyết sẽ thường có thời gian để ủ mầm bệnh từ 3 – 14 ngày. Khi bị muỗi chứa virus Dengue đốt trực tiếp qua da, thời gian 4 – 7 ngày sau đó, quá trình ủ bệnh sẽ bắt đầu.
Mỗi căn bệnh và mỗi cơ địa đều khác nhau và mỗi con người cũng có hệ miễn dịch khác nhau dẫn đến thời gian ủ bệnh cũng có thể khác nhau. Sau khi phát bệnh thì một số triệu chứng cũng sẽ bộc lộ hoàn toàn ra bên ngoài. Triệu chứng phát bệnh đến khi khỏi bệnh sẽ xảy ra trong từ 7 – 10 ngày. Mỗi giai đoạn sẽ có biểu hiện cụ thể như sau:
- Giai đầu: sốt có thể kéo dài 3 – 7 ngày với người bình thường. Triệu chứng dễ nhận biết đó là nhức đầu, cơ thể đau nhức, đau cơ, khớp, đau từ hốc mắt, chán ăn, buồn nôn, có thể bị tiêu chảy kèm đau vùng thượng vị. Vùng dưới da có thể nhận biết là các nốt phát ban. Ngoài ra một số người có biểu hiện không mấy liên quan như chảy máu cam, chảy máu chân.
- Sau giai đoạn nguy hiểm: Ở một số bệnh nhân, sau khi sốt từ 3 – 4 ngày, sốt giảm dần. Tuy vậy, da sẽ xuất hiện nhiều nốt ban đỏ (ở 2 cẳng chân, mặt trong đùi, bụng hoặc 2 cánh tay, mạn sườn). Ngoài ra, có thể là xuất huyết niêm mạc, chảy máu lợi, máu mũi, nguy hiểm hơn là việc đi tiểu ra máu dẫn đến xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, chảy máu dạ dày, suy đa tạng viêm cơ tim,… Tuy nhiên, không phải ai cũng mắc giai đoạn nguy hiểm.
- Giai đoạn hồi phục: Sau khi sốt khoảng từ 1 – 2 ngày, thể trạng người bệnh sẽ tốt lên nhiều, không còn chán ăn mà mọi sinh hoạt như thời gian chưa mắc bệnh.
Có thể thấy, sốt xuất huyết sẽ diễn biến thường rất nhanh và các dấu hiệu cùng giai đoạn phải được theo dõi nếu không sẽ không kịp phát hiện người bệnh nặng lên. Khi được xử trí kịp thời, người bệnh sẽ không gặp phải nguy hiểm về sau.
Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?
Khi bước vào giai đoạn nguy hiểm, một số người lại lầm tưởng hết sốt là đã khỏi. Nhầm lẫn này rất nguy hiểm nếu chủ quan về Sốt xuất huyết.
Hết sốt rất có thể là giai đoạn khởi đầu khi bước vào thời gian nguy hiểm đến sức khỏe. Dù vậy nếu theo dõi được sức khỏe có nhiều những dấu hiệu sau đây thì người bệnh có thể đã tạm thời yên tâm:
- Cơ thể sẽ bớt mệt mỏi hơn nếu so sánh với mấy ngày trước đây: Dấu hiệu khi khỏi sốt xuất huyết là cơ thể khỏe khoắn và không còn mệt nữa khi khỏi sốt. Người bệnh nếu bước vào giai đoạn nguy hiểm thì vẫn còn rất mệt mỏi đau nhức người dù không còn bị số cao. Nếu sau đó khoảng 1-2 ngày cơ thể dần khỏe hẳn, không mệt mỏi ăn uống sinh hoạt như lúc khỏe mạnh thì cơ thể đã chiến thắng virus gây bệnh.
- Không xuất hiện thêm những nốt phát ban mới: Từ khi bệnh nhân bị sốt, các vết phát ban nổi trên da sẽ ngày một dày đặc hơn. Nhưng khi bệnh đã đỡ và hồi phục thì các nốt ban mới không còn xuất hiện thêm nữa.
- Đi tiểu nhiều hơn và đi ngoài bình thường: Sốt xuất huyết thường khiến cho cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Nếu sau từ khoảng 5 – 7 ngày điều trị, bản thân người bệnh sinh hoạt thải loại mà bình thường, đi tiểu nhiều hơn tức là cơ thể đã không còn mất nước nữa. Giai đoạn hồi phục đang diễn biến tốt, không có trở ngại gì về sức khỏe.
- Nốt xuất huyết càng ngày càng mờ dần: Biểu hiện dễ quan sát nhất là khi đang dần khỏi sốt xuất huyết, các nốt ban ngoài không mọc thêm mới thì các nốt cũ cũng mờ dần và khiến bệnh nhân thoải mái hơn.
Những điều cần làm khi bị sốt xuất huyết
Dù là bệnh phổ thông và không hiếm gặp nhưng đây là bệnh không có thuốc đặc trị. Cách điều trị là việc tập trung hỗ trợ giảm nhẹ, kiểm soát hạn chế các triệu chứng cho bệnh nhân. Tăng đề kháng cho cơ thể cũng là một cách ngăn chặn phòng ngừa và điều trị tốt bệnh Sốt xuất huyết.
Bệnh nhân khi bị sốt xuất huyết cần thiết phải nghỉ ngơi trong phòng thoáng không khí. Sử dụng một số biện pháp hạ sốt như chườm khăn, lau người bằng nước ấm, thuốc hạ sốt nếu cần thiết khi sốt cao. Ngoài ra dù mệt mỏi nhưng không thể thiếu việc uống nhiều nước và muối khoáng để bù điện giải, tránh mất nước cho cơ thể.
Những việc làm khuyến cáo không nên làm dành cho người mắc Sốt xuất huyết đó là việc hạ sốt dồn dập, chủ quan lơ là tắm nước lạnh hay ở nơi có nhiều gió thổi, đặc biệt là gió tự nhiên.
Một số cách phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả
Chuẩn bị cho mình và gia đình những kiến thức phòng, chống Sốt xuất huyết không bao giờ là thừa thãi. Một số biện pháp và thói quen sau đây cũng mang lại hiệu quả rất tốt trong việc phòng, tránh Sốt xuất huyết:
- Đi ngủ mắc kín màn ở giường, lựa chọn chỗ ở thoáng mát và kín cửa.
- Đuổi muỗi bằng cách sử dụng kem bôi da, xông tinh dầu hoặc một số cách truyền thống.
- Với một số gia đình làm nông hay có không gian vườn tược rậm rạp thì làm việc nên mặc quần áo dài che kín tay chân.
- Dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát cho nơi ở, nơi sinh hoạt. Không lưu trữ nước trong chum, vại hay tại các vật đựng khác tạo điều kiện cho muỗi, bọ gậy, loăng quăng sinh sôi.
- Hưởng ứng nhiệt tình các phong trào phòng chống Sốt xuất huyết tại địa phương nơi sinh sống để có môi trường sống lành mạnh.
Việc phòng tránh sốt xuất huyết, khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết đã trở nên dễ dàng hơn nếu bạn đọc đã tham khảo bài viết. Hãy là một bác sĩ giữ sức khỏe cho chính mình và người thân không mắc sốt xuất huyết.
Chương trình tích điểm đổi hàng – Mua 6 tặng 1
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Chữa rối loạn cương dương bằng trứng gà – Sự thật hay lời đồn?
Tin được không chữa rối loạn cương dương bằng rau diếp cá?
Chữa rối loạn cương dương bằng thuốc Đông y có thực sự mang lại hiệu quả?
Tự khắc phục rối loạn cương dương tại nhà hiệu quả với 4 mẹo cực kỳ đơn giản