Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân mới bị huyết áp. Theo như chuyên gia, huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg và / hoặc huyết áp tâm trương 80 – 89 mmHg là chỉ số của tăng huyết áp và có thể phải uống thuốc tùy theo bệnh lý nền.
Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?
Khi được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, một trong những câu hỏi phổ biến nhất là có nên uống thuốc điều trị huyết áp hay không?
Giải đáp của bác sĩ: Trên thực tế, không phải ai được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp cũng cần phải dùng thuốc điều trị huyết áp cao. Trong một số trường hợp, bác sĩ chỉ cần thay đổi lối sống, duy trì những thói quen lành mạnh để giúp đưa huyết áp trở lại mức bình thường.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân huyết áp cao sẽ nhận được thuốc theo toa:
- Huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg và / hoặc huyết áp tâm trương 80 – 89 mmHg – Tăng huyết áp: Việc điều trị sẽ phụ thuộc phần lớn vào thay đổi lối sống, các yếu tố nguy cơ và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Trường hợp này hiếm khi phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể cân nhắc điều trị bằng thuốc nếu có các yếu tố nguy cơ gây nhiều biến chứng.
- Huyết áp tâm thu trên 140mmHg và tâm trương trên 90 mmHg: Nếu bạn khỏe mạnh và có ít hoặc không có nguy cơ biến chứng như đau tim hoặc đột quỵ, bạn có thể chỉ cần thay đổi lối sống và lưu ý giữ các thói quen lành mạnh là đủ. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như thừa cân hoặc tiểu đường, bạn có thể cần phải dùng thuốc bên cạnh việc thay đổi lối sống.
- Huyết áp tâm thu trên 160 mmHg và / hoặc huyết áp tâm trương trên 100 mmHg: Điều trị bằng cách dùng thuốc hạ huyết áp do bác sĩ kê đơn và thay đổi lối sống.
4 Thói quen dùng thuốc khiến huyết áp “cao càng cao”
Bên cạnh những giải đáp về huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc, để kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả, sau đây sẽ là cảnh bảo về 4 thói quen dùng thuốc hay mắc phải để bạn có thể tham khảo và điều chỉnh.
1.Uống thuốc thất thường
“Lên… uống, xuống… dừng” là thói quen thường xảy ra khi bệnh nhân tăng huyết áp không nhận thức được tầm quan trọng của việc uống thuốc đều đặn.
Theo các bác sĩ, cứ dừng thuốc rồi lại uống là một trong những cách điều trị huyết áp sai lầm. Điều này, không những khiến huyết áp không ổn định, gây lãng phí thuốc lại còn gián tiếp gây tai biến mạch máu não, di chứng liệt nửa người… do huyết áp gây ra.
2.Không tuân thủ đúng liều điều trị và khoảng cách giữa các liều dùng
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân thường tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc.
Nhiều trường hợp lúc đầu thì uống thuốc nghiêm túc và tuân theo chỉ định của bác sĩ, nhưng sau khi huyết áp về bình thường lại tự ý giảm liều vì thấy khỏe, hết triệu chứng.
Theo như các bác sĩ đây là một trong những sai lầm thường gặp và rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến huyết áp tăng cao lại càng tăng cao.
Tương tự như vậy, khi đang dùng thuốc, bệnh nhân vẫn thấy đau đầu, khó chịu (có thể vì lý do khác nhưng không hẳn là huyết áp tăng) và tự ý tăng liều lượng thuốc. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo việc dùng quá liều có thể dẫn đến tụt huyết áp, thậm chí suy tim, tử vong …
Lời khuyên: Bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt khoảng thời gian giữa các lần dùng thuốc, liều thuốc và thời gian uống thuốc theo đúng như chỉ định bác sĩ.
- Bỏ thuốc giữa chừng
Đây là một trong những tình trạng thường gặp ở người bệnh. Nhiều trường hợp huyết áp ổn định trong thời gian dài, thậm chí 2-3 năm khiến người bệnh yên tâm không dùng thuốc nữa, nhưng khi huyết áp đột ngột tăng cao dẫn đến tai biến mạch máu não, thậm chí tử vong…
Khuyến cáo: Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính không thể chữa khỏi. Bắt buộc người bệnh phải sử dụng thuốc hạ huyết áp để giữ huyết áp ở mức ổn định. Vì vậy, có thể nói yếu tố quan trọng nhất để điều trị tăng huyết áp là uống thuốc lâu dài, suốt đời. Để phòng bệnh lâu dài, bệnh nhân không được tự ý bỏ thuốc. Ngay cả khi huyết áp đã hạ xuống mức bình thường, người bệnh vẫn nên tuân thủ nguyên tắc điều trị liên tục.
4.Không tái khám thường xuyên
Việc tái khám thường xuyên rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính nói chung, đặc biệt là người cao huyết áp. Để biết tình trạng bệnh có thuyên giảm hay không, hay lại tồi tệ hơn người bệnh cần phải đến bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp hơn.
Ngoài ra, việc tái khám còn giúp bác sĩ có kiểm soát được các loại thuốc và liều lượng đang dùng có còn phù hợp với tình trạng bệnh hay không. Để từ đó bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch, liệu trình tăng giảm liều lượng sao cho phù hợp.
Khuyến cáo: Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ tình trạng bệnh diễn biến xấu đi (thậm chí ngay cả khi tốt hơn) và đi khám định kỳ để có hướng điều trị và điều chỉnh thuốc phù hợp.
4 Lưu ý quan trọng khi điều trị huyết áp cao
Điều trị tăng huyết áp phải đạt được hai mục tiêu: 1 là phòng ngừa lâu dài các biến chứng và 2 là điều trị tích cực để ngăn ngừa tái phát cũng như giảm thiểu tiến triển của bệnh.
Như vậy để phòng bệnh lâu dài, chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc điều trị tăng huyết áp suốt đời. Và khi huyết áp trở về bình thường bạn vẫn cần phải tuân thủ nguyên tắc điều trị liên tục.
Cùng với đó, người bệnh cũng cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng, dùng thuốc do người bệnh khác kê đơn, tự ý tăng giảm liều lượng thuốc hay uống thuốc ngắt quãng … Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp và thuốc, bệnh nhân nên kết hợp các biện pháp phòng ngừa sau cùng một lúc:
- Nói không với các thói quen có hại như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ăn mặn, lười vận động.
- Giảm cân (nếu cơ thể thừa cân – béo phì).
- Tăng cường vận động, tập thể dục đều đặn hàng ngày, ít nhất 45 phút mỗi ngày.
- Chế độ ăn giảm muối (lượng muối ăn không quá 6g muối / ngày), hạn chế ăn mỡ động vật và thức ăn nhiều cholesterol (ví dụ nội tạng động vật).
Trên đây là những lời khuyên quan trọng về huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả nhất để có một sức khỏe ổn định.
Chương trình tích điểm đổi hàng – Mua 6 tặng 1
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Chữa rối loạn cương dương bằng trứng gà – Sự thật hay lời đồn?
Tin được không chữa rối loạn cương dương bằng rau diếp cá?
Chữa rối loạn cương dương bằng thuốc Đông y có thực sự mang lại hiệu quả?
Tự khắc phục rối loạn cương dương tại nhà hiệu quả với 4 mẹo cực kỳ đơn giản