Uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ? Giải đáp băn khoăn này các y bác sĩ cho biết khi uống thuốc huyết áp sẽ mất thời gian ngắn ngay lúc đó để hạ nhưng mất khoảng thời gian hàng tuần để ổn định. Hầu hết người bệnh cao huyết áp đều phải uống thuốc suốt đời.
Uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ
Tăng huyết áp là một bệnh lý tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não, nguy cơ tử vong rất cao.
Thuốc hạ huyết áp là phương pháp điều trị hiệu quả giúp duy trì huyết áp ổn định. Tùy theo loại thuốc hạ huyết áp mà thời gian mang lại hiệu quả sử dụng khác nhau.
Ví dụ: nếu bạn sử dụng Amlodipine. Loại thuốc này sẽ bắt đầu phát huy tác dụng vào ngày đầu tiên bạn dùng, nhưng lại mất vài tuần để đạt được hiệu quả huyết áp ổn định tối đa.
Nếu bạn đang dùng Amlodipine để điều chỉnh huyết áp, bạn có thể không thấy bất kỳ sự khác biệt nào trong lần đầu tiên dùng thuốc. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng thuốc không có tác dụng nhưng không phải.
Ngoài việc sử dụng thuốc, để huyết áp ổn định bạn cũng nên kết hợp các biện pháp khác như: thực hiện chế độ ăn giảm muối, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường ăn uống rau xanh, hoa quả,…
Uống thuốc hạ huyết áp nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Tùy vào tình trạng huyết áp mà sẽ có định hướng điều trị uống thuốc suốt đời. Trong một số trường hợp tăng huyết áp thứ phát, khi xác định được nguyên nhân thì bệnh tăng huyết áp thứ phát có thể được chữa khỏi mà không cần dùng thuốc suốt đời.
Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát như hẹp động mạch thận, viêm cầu thận, u tuyến thượng thận, cường giáp, bệnh Cushing, co thắt động mạch chủ…
Còn trường hợp bị cao huyết áp thì phải điều trị với thuốc suốt đời. Một số tác dụng phụ của việc dùng thuốc hạ huyết áp lâu ngày có thể là: làm chậm nhịp tim, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau cơ, khớp,… tùy loại thuốc. Tuy nhiên, nê dưới sự chỉ định kê đơn của bác sĩ thì tác dụng phụ của thuốc sẽ hoàn toàn không đáng lo ngại.
Và để giảm ảnh hưởng của việc dùng thuốc lâu dài, nên thay đổi lối sống như ăn ít mặn, giảm mỡ; tập thể dục đều đặn hàng ngày; giảm cân nếu thừa cân; giảm rượu, bỏ thuốc lá (nếu có), … giúp ổn định huyết áp cũng như giảm liệu trình số lượng thuốc uống.
Uống thuốc huyết áp có được ngưng khi ổn định không?
Trước hết, chúng ta nên hiểu cao huyết áp là căn bệnh không bao giờ khỏi, chỉ có thể điều trị ổn định bằng thuốc và chỉ một phần nhỏ bệnh được ổn định mà không cần dùng thuốc dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Bệnh cao huyết áp nếu không được điều trị theo thời gian sẽ gây ra nhiều biến chứng như nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, mờ mắt, suy thận … Chưa kể trường hợp huyết áp tăng cao đột ngột có thể dẫn đến đột quỵ, ngã nhào ngay lập tức.
Mục tiêu của việc điều trị bệnh cao huyết áp là phòng ngừa và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Ngoài ra, dùng thuốc duy trì là để ngăn ngừa tái phát và hạn chế tối đa diễn biến xấu của bệnh.
Trước tầm quan trọng và lợi ích của việc điều trị bệnh cao huyết áp, bạn cần phải uống thuốc điều trị huyết áp mỗi ngày và tránh những biến chứng nguy hiểm trong suốt quãng đời còn lại. Ngoài ra, cần đi khám lại để bác sĩ theo dõi tác dụng phụ của thuốc. Nếu có vấn đề, bác sĩ có thể đưa ra các phương án điều chỉnh thuốc kịp thời.
6 Lưu ý khi sử dụng thuốc huyết áp cao
Để đảm bảo việc điều trị huyết áp cao tiến triển tốt, khi sử dụng thuốc bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Uống thuốc đúng giờ và duy trì đều đặn hàng ngày. Buổi sáng thường là thời điểm tốt nhất để cơ thể hấp thụ thuốc.
- Nghiêm túc uống thuốc theo đúng liệu trình, không tự ý ngưng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, kể cả khi huyết áp bình thường. Việc tự ý ngưng thuốc có thể dẫn đến huyết áp tăng đột ngột với nguy cơ tai biến cao.
- Không bao giờ sử dụng cùng một đơn thuốc với người khác vì sức khỏe của mỗi người là khác nhau. Vì cùng một loại thuốc có thể sẽ tác dụng tốt với người này và có tác dụng xấu đối với người kia, tùy thuộc vào thể chất của mỗi người. Vậy nên, việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Việc dùng thuốc cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện. Đừng chủ quan, chỉ trông chờ vào thuốc. Bạn có thể tham khảo gạo lứt, ăn nhiều rau xanh, bột yến mạch… là những thực phẩm rất tốt cho người cao huyết áp.
- Một số bệnh nhân tăng huyết áp bắt nguồn từ các bệnh lý khác như đái tháo đường, mỡ máu, hội chứng thận hư… cần chú ý kiểm soát huyết áp để tránh các biến chứng làm nặng thêm bệnh.
- Điều quan trọng là phải theo dõi được các tác dụng phụ của mỗi loại thuốc cao huyết áp. Nếu có những biểu hiện bất thường cần đến ngay cơ sở y tế hoặc đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra sức khỏe.
Những giải đáp về uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ trên đây hi vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng bệnh của mình cũng như có đường hướng điều trị thích hợp.
Chương trình tích điểm đổi hàng – Mua 6 tặng 1
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Chữa rối loạn cương dương bằng trứng gà – Sự thật hay lời đồn?
Tin được không chữa rối loạn cương dương bằng rau diếp cá?
Chữa rối loạn cương dương bằng thuốc Đông y có thực sự mang lại hiệu quả?
Tự khắc phục rối loạn cương dương tại nhà hiệu quả với 4 mẹo cực kỳ đơn giản