Trĩ là một trong những bệnh thường gặp nhất đối với vùng hậu môn. Để nhận biết dấu hiệu mắc bệnh trĩ như thế nào, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nhạy cảm này cũng như nhận biết sự khác biệt giữa hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ.
Hậu môn của người bị mắc bệnh trĩ có đặc điểm gì?
Hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ khác nhau ở những biểu hiện sau đây:
Hậu môn bị chảy máu
Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất với hậu môn của những người bị trĩ. Hậu môn bình thường sẽ không xảy ra tình trạng này. Sở dĩ hậu môn bị chảy máu là bởi tĩnh mạch căng giãn bị cứa vào cục phân cứng.
Máu thường đỏ tươi, theo sau phân, có thể thành giọt hoặc thành tia. Nếu nặng hơn thì sau mỗi lần đi đại tiện, hay đi lại nhiều thì máu lại chảy ra.
Xảy ra vấn đề sa búi trĩ
Sau mỗi lần đi đại tiện với những người bị trĩ sẽ thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối nhỏ này sẽ có thể tụt vào được. Theo thời gian, khối nhỏ này sẽ to dần lên và không tự tụt vào được, bệnh nhân phải dùng tay để nhét vào. Sau khi bị nặng hơn thì khối sa này sẽ thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Sưng nề vùng hậu môn
Trĩ nội nếu bị sa ra ngoài hậu môn sẽ gây ra tình trạng bị phù nề, sưng to, mắc nghẹt không thể đẩy vào trong hậu mô, tạo cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.
Hậu môn bị đau, khó chịu
Khi bị trĩ, bệnh nhân có thể không đau hoặc đau cấp, đau mạn tính. Đau khi tắc mạch do trong búi trĩ có những cục máu đông nhỏ. Có thể nứt hậu môn đi kèm.Đau trĩ khiến người bệnh vô cùng khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Hậu môn xuất tiết, ngứa
Vì quá trình viêm, khiến cho người bệnh có cảm giác ẩm ướt ở hậu môn hoặc tiết nhầy gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Các giai đoạn của bệnh trĩ
Bệnh trị hiện được chia thành 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Dấu hiệu bệnh sẽ có sự khác nhau theo từng loại:
Trĩ ngoại
Là những chỗ phồng lên ngay sát rìa hậu môn, khiến cho da ở vùng này bị mất nếp trở nên căng bóng. Sẽ có 3 chỗ phồng: 2 bên phải và 1 bên trái. Khi bạn ấn vào những chỗ phồng sõ thấy mềm.
Đôi khi bệnh nhân sẽ cảm giác được những hạt cứng đó là những cục máu đông xảy ra do hiện tượng tắc mạch gây nên.
Trĩ nội
Là búi trĩ xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn, đây là loại thường gặp nhất. Theo đó, trĩ nội được chia thành 4 mức độ:
- Trĩ nội độ I: Tĩnh mạch giãn nhẹ, đội niêm mạc phồng lên lồi vào trong lòng trực tràng.
- Trĩ nội độ II: Tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn, tạo thành các búi rõ rệt, trĩ sa ra ngoài sau khi đại tiện nhưng tự co lên được.
- Trĩ nội độ III: Khi trĩ đã sa ra ngoài thì phải dùng tay ấn nhẹ thì búi trĩ mới tụt vào trong.
- Trĩ nội độ IV: Các búi trĩ khá to được liên kết với nhau thành trĩ vòng, bị sa ra ngoài liên tục và không thể đẩy lên được.
Các phương pháp cụ thể để nhằm điều trị bệnh trĩ?
Để điều trị bệnh trĩ, người bệnh có thể thay đổi các chế độ ăn uống để chống táo bón, không dùng bia rượu và chất kích thích. Thay đổi chế độ làm việc, cũng như sinh hoạt lành mạnh hơn.
Hoặc sử dụng các biện pháp can thiệp vào búi trĩ từ đơn sơ đến phức tạp như: nong hậu môn, tiêm xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, dùng tia hồng ngoại hay bằng các loại hình phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ bằng các phương pháp như: phương pháp Whitehead; Toupet; Milligan- Morgan; Ferguson,…
Hiện nay y học ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, vì thế có rất nhiều phương pháp mới để thực hiện điều trị bệnh trĩ với các mức độ xâm lấn ít hơn, an toàn, ít đau, mang tới khả năng khỏi bệnh cao như:
- Phẫu thuật Longo
- Khâu triệt mạch trĩ bởi các hướng dẫn siêu âm
- Tạo hình mô trĩ bằng Laser,…
Phương pháp điều trị như thế nào sẽ dựa vào các yếu tố như: độ của trĩ, loại trĩ, biến chứng do trĩ gây ra. Để có những biện pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Một số biện pháp phòng bệnh trĩ hiệu quả
Để phòng ngừa tốt bệnh trĩ, ngay từ bây giờ bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học:
- Ăn nhiều chất xơ như rau xanh, ngũ cốc, củ quả
- Hạn chế ăn những loại thức ăn cay nóng, nhiều gia vị
- Tránh các chất kích thích như: chè, cà phê, rượu, bia.
- Uống nhiều nước mỗi ngày
- Bệnh nhân không nên làm việc quá sức
- Tuyệt đối không được ngồi xổm hay đứng quá lâu
- Thường xuyên tập thể dục
- Nên tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày trong khung giờ nhất định.
- Không nên nhịn đại tiện hay ngồi lâu khi đại tiện.
Với những chia sẻ trên đây hi vọng giúp bạn có thể phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ. Từ đó nhận biết được tình trạng bất thường của mình có phải bị trĩ hay không và có những biện pháp điều trị phù hợp, cũng như các chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý để ngăn ngừa căn bệnh này!
Chương trình tích điểm đổi hàng – Mua 6 tặng 1
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Chữa rối loạn cương dương bằng trứng gà – Sự thật hay lời đồn?
Tin được không chữa rối loạn cương dương bằng rau diếp cá?
Chữa rối loạn cương dương bằng thuốc Đông y có thực sự mang lại hiệu quả?
Tự khắc phục rối loạn cương dương tại nhà hiệu quả với 4 mẹo cực kỳ đơn giản