Đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nội tiết, hệ thống tuần hoàn, hệ thống sinh sản và sự phát triển toàn diện của cơ thể, sự thiếu hụt testosterone được coi là “thủ phạm” hàng đầu gây nhiều bệnh tật và suy giảm chức năng tình dục ở nam giới.
Thiếu hụt testosterone gây bệnh gì?
Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA), nồng độ testosterone tối thiểu 300 – 1000 nanogram/deciliter (ng/dL) là mức bình thường ở nam giới trưởng thành. Một người đàn ông có nồng độ testosterone dưới mức 300 ng/dL được chẩn đoán là testosterone thấp.
Thiếu hụt testosterone ở nam giới xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ lượng testosterone cần thiết, dẫn đến không đảm bảo được sự điều tiết các hoạt động của cơ thể. Tùy theo từng giai đoạn và độ tuổi mà các tác động và ảnh hưởng của sự thiếu hụt testosterone tới cơ thể sẽ khác nhau.
- Ở giai đoạn mang thai, testosterone quyết định các đặc điểm giới tính của thai nhi. Nếu thai nhi là giới tính nam nhưng lại thiếu hụt testosterone có thể khiến trẻ khi chào đời gặp nhiều vấn đề như: Cơ quan sinh dục bị nữ hóa, cơ quan sinh dục kém phát triển, không xác định được giới tính nam hay nữ.
- Ở nam giới trước và trong độ tuổi dậy thì, testosterone ảnh hưởng đến các đặc tính của nam giới, kích thích sự phát triển các cơ thể và cơ quan sinh dục. Nếu thiếu hụt testosterone giai đoạn này có thể gây ra: Dậy thì muộn, giọng nói kém trầm, dương vật và tinh hoàn kém phát triển, tay và chân dài quá mức so với hình thể chung.
- Ở nam giới trưởng thành, khi các đặc tính cơ thể đã phát triển tương đối toàn diện, testosterone là yếu tố duy trì và quyết định sức khỏe sinh dục, sinh sản và sức khỏe tổng thể. Sự thiếu hụt testosterone lúc này có thể gây ra tình trạng: Suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn chức năng cương dương, tinh trùng ít, vô sinh, hiếm muộn, các khối cơ kém phát triển, mỡ tăng, mô vú phát triển hơn mức bình thường (chứng vú to nam giới); Râu, lông cơ thể kém phát triển,….
Ngoài những ảnh hưởng về các đặc tính giới theo từng giai đoạn, nam giới bị thiếu hụt testosterone (ở tuổi trưởng thành) có nguy cơ ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan và mắc một số bệnh như:
- Đái tháo đường
- Hội chứng rối loạn chuyển hóa
- Bệnh tim mạch
- Bệnh béo phì
- Loãng xương, đau khớp
- Bệnh Alzheimer
- Quá căng thẳng về thể chất hoặc tâm lý (trầm cảm)
- Mãn dục sớm, giảm tuổi thọ
Nguyên nhân thiếu hụt testosterone ở nam giới
Theo quy luật tất yếu, testosterone sẽ bị suy giảm theo tuổi tác, sau tuổi 30 testosterone sẽ giảm trung bình từ 1-2% mỗi năm. Tuy nhiên ngoài sự suy giảm tự nhiên, hormone này có thể bị thiếu hụt do nhiều nguyên nhân khác. Trong đó, có một số nguyên nhân phổ biến như:
- Căng thẳng, áp lực một thời gian
- Thức khuya thường xuyên, ngủ nghỉ thiếu khoa học
- Quan hệ tình dục không điều độ, thủ dâm quá độ
- Gặp vấn đề với tinh hoàn (teo tinh hoàn, tổn thương tinh hoàn,…)
- Tuyến thượng thận suy yếu (bệnh Addison hay các bệnh lý về thận)
- Ăn uống thiếu chất, làm dụng chất kích thích
- Lười vận động, béo phì, mỡ máu cao,…
Thiếu hụt testosterone tạm thời có thể do nam giới mắc bệnh lý nào đó, trải qua phẫu thuật hoặc căng thẳng tâm lý, lối sống kém khoa học, nồng độ testosterone có thể trở lại bình thường khi nguyên nhân được giải quyết hoặc lối sống, sinh hoạt được điều chỉnh.
Dấu hiệu thiếu hụt testosterone
Để xác định chính xác nồng độ testosterone cần làm xét nghiệm máu và thông qua các chỉ số để đưa ra kết luận. Tuy nhiên, cũng có thể nhận biết tình trạng thiếu hụt testosterone thông qua các dấu hiệu, biểu hiện như:
- Suy giảm ham muốn tình dục
- Rối loạn cương dương
- Tinh dịch ít
- Teo tinh hoàn
- Yếu xương
- Giảm khối lượng cơ bắp, tăng mỡ
- Rụng tóc bất thường
- Cơ thể mệt mỏi
- Tâm trạng không ổn định
- Thiếu máu
- Giảm khả năng ghi nhớ
Những dấu hiệu này có thể dễ dàng nhận biết thông qua việc quan sát và cảm nhận sự khác biệt của cơ thể sau một thời gian. Nếu gặp các biểu hiện nói trên, nam giới nên đi khám và xét nghiệm sớm để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp cải thiện.
Thiếu testosterone nên ăn gì để bổ sung
Thiếu hụt testosterone hoàn toàn có thể cải thiện thông qua việc bổ sung thực phẩm hằng ngày. Những thực phẩm nam giới nên bổ sung để tăng nồng độ testosterone như:
- Hành tây và tỏi: chứa hàm lượng flavonoid thực vật cao, giúp kích thích cơ thể tạo ra testosterone tự nhiên trong máu và bảo vệ tinh trùng khỏi những tác nhân gây hại xung quanh.
- Cá hồi, cá thu, cá ngừ: Rất giàu vitamin D, dưỡng chất cần thiết trong việc sản xuất hormone cho cơ thể và tăng cường testosterone tự nhiên.
- Lựu: Một ly nước ép lựu sẽ giúp hạn chế hormone căng thẳng như cortisol và tăng nồng độ hormone testosterone. Ngoài ra, lựu còn giúp cải thiện huyết áp và mang lại cho bạn một tâm trạng tốt hơn.
- Thực phẩm giàu protein: Đạm là dưỡng chất cần thiết để đảm bảo hoạt động của cơ thế và sản sinh ra testosterone. Những thực phẩm như thịt bò nạc, thịt gà, cá, trứng,… là lựa chọn số 1 để bổ sung đạm.
- Ăn hàu: Có chứa hàm lượng kẽm sinh học cao tốt cho khả năng sinh sản của nam giới, đây cũng là hoạt chất cần thiết giúp cơ thể tổng hợp testosterone tự nhiên và tái tạo tinh dịch nhanh.
Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ Hàu như Hàu Biển OB cũng là sự là sự lựa chọn dành cho nam giới có dấu hiệu suy giảm testosterone, cần tăng cường, cải thiện và duy trì testosterone.
TPBVSK Hàu Biển OB chiết xuất từ hàu sữa tươi, bổ sung kẽm sinh học, selen sinh học, vitamin E, B9 và các khoáng chất cần thiết cho quá trình sản xuất testosterone nội sinh của cơ thể, tái tạo tinh dịch và bảo vệ tinh trùng.
Nhờ cải thiện nồng độ testosterone, sẽ giúp nam giới tăng cường ham muốn, cải thiện xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, kéo dài thời gian quan hệ, tăng số lượng và chất lượng tinh trùng, thúc đẩy hệ thống miễn dịch giúp tăng cường sức khỏe toàn thân.
Khẳng định chất lượng và hiệu quả cải thiện testosterone của tinh Hàu biển OB, Công ty TNHH Grow Green AZ, đơn vị độc quyền phân phối sản phẩm Hàu Biển OB cam kết hoàn lại 100% tiền cho khách hàng nếu không tăng tăng testosterone sau 2 tháng sử dụng, quý khách hàng có thể tham khảo chương trình và tham gia TẠI ĐÂY.
Chương trình tích điểm đổi hàng – Mua 6 tặng 1
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Chữa rối loạn cương dương bằng trứng gà – Sự thật hay lời đồn?
Tin được không chữa rối loạn cương dương bằng rau diếp cá?
Chữa rối loạn cương dương bằng thuốc Đông y có thực sự mang lại hiệu quả?
Tự khắc phục rối loạn cương dương tại nhà hiệu quả với 4 mẹo cực kỳ đơn giản